QCVN về an toàn lao động trong không gian hạn chế
16:18 03/02/2020
Để được tư vấn chi tiết về QCVN về an toàn lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006236 [....]
- QCVN về an toàn lao động trong không gian hạn chế
- QCVN về an toàn lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QCVN về an toàn lao động
QCVN 34:2018/BLĐTBXH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ
National technical regulation on safe work in confined spaces Lời nói đầu QCVN 34:2018/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 29/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ
National technical regulation on safe work in confined spaces 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động cho người làm việc trong không gian hạn chế. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với: 1.2.1. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế; 1.2.2. Các cơ quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Giải thích từ ngữ 1.3.1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau: 1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc; 1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên; 1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này; 1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau: - Hạn chế không gian, vị trí làm việc; - Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài; - Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm); 1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm: - Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế); - Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi); - Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da; - Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ; - Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo; - Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép; - Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế; - Bức xạ tử ngoại; - Bức xạ tia X; - Bức xạ ion hóa; - Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; - Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; - Biến dạng không gian gây mất an toàn; - Vi sinh vật có hại. 1.3.3. Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế (sau đây gọi là người giám sát, chỉ huy). 1.3.4. Người cấp phép là người được người sử dụng dung lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế (hoặc một loại giấy tờ có giá trị tương đương). Người cấp phép phải là người có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây truyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế. 1.3.5. Người vào trong không gian hạn chế: là người được phép đi vào làm việc trực tiếp hoặc giám sát công việc trong không gian hạn chế. 1.3.6. Người canh gác không gian hạn chế: là người được phân công nhiệm vụ đứng bên ngoài và gần lối ra vào của không gian hạn chế để theo dõi, giám sát, giúp đỡ người vào trong không gian hạn chế. 1.3.7. Người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế: là người được phép tiến hành đo, kiểm tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.
>> Tải qcvn-ve-an-toan-lao-dongBài viết tham khảo:
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động
- Điều kiện cơ sở vật chất đội ngũ giảng viên huấn luyện an toàn lao động
Để được tư vấn chi tiết về QCVN về an toàn lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Hoài Thương