Phải chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp nào?
10:57 28/11/2023
Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về phân chia thừa kế theo pháp luật trong bài viết lần này bạn nhé.
- Phải chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp nào?
- Chia thừa kế theo pháp luật
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bạn có đang tìm kiếm quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, những trường hợp thực hiện việc này, thủ tục, hồ sơ chia di sản nhưng vẫn còn băn khoăn, chưa nắm rõ. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về phân chia thừa kế theo pháp luật trong bài viết lần này nhé.
1. Thừa kế theo pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.2. Khi nào phải chia thừa kế theo pháp luật?
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thực hiện phân chia thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp sau đây:- Người đã chết không để lại di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời ddiemr với người lập di chúc; di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Thủ tục phân chia thừa kế theo pháp luật
Bước 1. Để thực hiện phân chia thừa kế theo pháp luật, những người thuộc diện được nhận thừa kế tự mình hoặc liên hệ Văn phòng công chứng để lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản rồi. Bước 2. Người thừa kế theo pháp luật chuẩn bị những loại giấy tờ sau:- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, sổ tạm trú,... của người thừa kế.
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô, giấy tờ chứng minh là chủ tài sản,...
4. Lưu ý khi thực hiện phân chia thừa kế theo pháp luật
Một số điểm bạn cần chú ý khi thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là:- Phí công chứng được tính dựa trên giá trị di sản thừa kế nêu chi tiết tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC
- Thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng và người thừa kế thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do từng tỉnh quy định.
- Giấy tờ, hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ.
- Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã chết, có thể xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với di sản như quyền sử dụng đất thì cần phải đến cơ quan có thẩm quyền để sang tên.
5. Câu hỏi liên quan phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Câu hỏi 1. Người tâm thần có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?
Theo quy định, người tâm thần có quyền được nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, người tâm thần mất năng lực hành vi dân sự nên không thể tự quản lý tài sản của mình mà tài sản này sẽ do người giám hộ của họ quản lý (khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015).Câu hỏi 2. Ai được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật?
Người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý, người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Câu hỏi 3. Bố tôi chết cùng với ông nội vì tai nạn thì tôi có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của ông nội không?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tình huống này thuộc trường hợp được thừa kế thế vị. Bố bạn cùng ông nội bạn chết cùng thời điểm thì bạn được hưởng phần di sản của ông nội mà bố bạn được hưởng nếu còn sống. Bài viết liên quan:- Quy định của pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với đất đai
- Chia thừa kế theo pháp luật khi bố chết không để lại di chúc
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Phân chia thừa kế theo pháp luật
Nếu bạn đang gặp những vướng mắc vấn đề phân chia thừa kế theo pháp luật mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật Sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật Sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật Sư.- Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]