Phân biệt tranh chấp lao động tập thể trong pháp luật hiện hành
11:54 10/12/2020
tranh chấp lao động là gì? tranh chấp lao động tập thể là gì? có những loại tranh chấp lao động tập thể nào? có điểm gì giống và khác nhau?
- Phân biệt tranh chấp lao động tập thể trong pháp luật hiện hành
- phân biệt tranh chấp lao động tập thể
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN BIỆT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN VÀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi thắc mặc không biết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có điểm gì khác nhau hay không. Muốn phân biệt được thì tôi cần xem xét trên những phương diện nào. Và giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có mối quan hệ gì hay không? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư để giúp tôi phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Tranh chấp lao động là gì?
Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động rất khó để người lao động và người sử dụng lao động cùng thống nhất được tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Khi đó việc xảy ra các tranh chấp giữa các bên là vấn đề khó tránh khỏi.
Tranh chấp lao động được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. khi đó sẽ tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên. Không chỉ vậy, tranh chấp lao động còn bao gồm các xung đột liên quan đến việc làm, học nghề, quan hệ đại diện lao động,... tức là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động vớ người sử dụng lao động. Trong tranh chấp lao động tập thể được chia làm hai loại, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Điểm giống nhau hai loại này đều thuộc loại tranh chấp lao động tập thể. Chủ thể của tranh chấp lao động tập thể là nhiều người lao động hay đại diện người lao động với người sử dụng lao động. Nhằm mục đích đòi quyền, lợi ích gắn liền với tập thể của người lao động.
Bên cạnh đó còn có những điểm khác nhau đước so sánh chi tiết trong từng mục dưới đây.
2.1 Căn cứ phát sinh tranh chấp lao động tập thể về quyền, lợi ích
Tranh chấp lao động tập thể về quyền: phát sinh trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được ghi nhận trong các văn bản có liên quan: quy định của Bộ luật lao động; các quy định trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác. Có thể hiểu một cách đơn giản là những nội dung được ghi nhận trong các văn bản trên tập thể người lao động và người sử dụng lao động có cách hiểu khác nhau dẫn đến có những cách áp dụng khác nhau tác động tiêu cực đến phía bên kia dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: phát sinh trên cơ sở tập thể người lao động không thỏa mãn với những điều kiện lao động hiện tại của họ, mong muốn xác lập những điều kiện lao động mới tốt hơn. Nói cách khác, tập thể người lao động và người sử dụng lao động phát sinh tranh chấp không trên những quy định đã có mà phát sinh dựa trên tình trạng thực tế. Yêu cầu thêm các điều kiện mới so với các quy định, thỏa thuận đã có trước đó. Đời hỏi quyền về lợi ích của tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động.
2.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Trong thời gian gần đây các vụ xảy ra tranh chấp lao động thường xảy ra chủ yếu ở các khu công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu ở đây thường là về vấn đề lương, thưởng, lương tối thiểu vùng cho người lao động chưa được điều chỉnh hợp lý và kịp thời, nhiều doanh nghiệp và người lao động còn xảy ra tranh chấp về tăng ca, …
Tranh chấp lao động tập thể về quyền | Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích |
Phát sinh chủ yếu là do có sự cố ý vi phạm hoặc do các bên có sự hiểu biết sai lệch về nội dung hợp đồng lao động, thoả ước lao, nội quy lao động, quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hay pháp luật lao động mà dẫn đến vi phạm. Khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào nội dung của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động để đưa ra các phán quyết cụ thể nhằm khôi phục, thừa nhận các quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp. |
Phát sinh khi không có sự vi phạm pháp luật lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các thoả thuận hợp pháp khác giữa tập thể các chủ thể có thẩm quyền thường áp dụng phương thức thương lượng, hoà giải để chính các bên tranh chấp tự quyết định về lợi ích của mình.là tranh chấp về những vấn đề hiện chưa được quy định trong pháp luật lao động hiện hành hoặc chưa được các bên ghi nhận trong thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hoặc đã được thoả thuận trong Thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, thoả thuận hợp pháp khác nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh vào thời điểm tranh chấp. |
Các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích luôn phát sinh từ những bất đồng giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao trong việc tập thể người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cho họ những lời ích mà họ cho rằng mình xứng đáng được hưởng trong quan hệ lao động. Ví dụ: tập thể lao động yêu cầu tiền thưởng cuối năm; yêu cầu người sử dụng lao động tăng lương cao hơn mức lương các bên đã thoả thuận.
2.3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tranh chấp lao động tập thể về quyền | Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích | |
Thẩm quyền giải quyết | Ngoài Hoà giải viên lao động còn có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, bao gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và Toà án nhân dân. | Ngoài Hoà giải viên lao động còn có Hội đồng trọng tài lao động. |
Thời hiệu yêu cầu giải quyết | 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. | không quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp. |
2.4 Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở
Theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật lao động năm 2012 đã nêu rõ trình tự giải quyết tranh chấp lao động. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật lao động năm 2012 mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.
Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật lao động năm 2012.Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.
Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động:
Trong thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày mà nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Như vậy dù cùng thuộc loại tranh chấp lao động tập thể nhằm lên tiếng bảo vệ cho tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động về quyền lợi ích hợp pháp. Nhưng tuỳ theo từng loại tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà có những quy định pháp luật, căn cứ phát sinh, ...thẩm quyền sử lý tranh chấp khách nhau.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Tư vấn qua tổng đài 19006500 về phân biệt tranh chấp lao động tập thể: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về phân biệt tranh chấp lao động tập thể như: thủ tục pháp lý, thời hạn khởi kiện, nghĩa vụ và quyền lơi, hiệu lực và những câu hỏi liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email phân biệt tranh chấp lao động tập thể: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp về phân biệt tranh chấp lao động tập thể: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế về phân biệt tranh chấp lao động tập thể : Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về lao động thời vụ bị tai nạn lao động như: tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi bên yêu cầu, soạn thảo đơn yêu cầu.....
- Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động 2019
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lan Anh