• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật hiện hành về tên thương mại và nhãn hiệu, quyền đăng ký nhãn hiệu, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2009

  • PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU VỚI TÊN THƯƠNG MẠI
  • Nhãn hiệu và tên thương mại
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI

Câu hỏi của bạn về nhãn hiệu và tên thương mại

Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Hiện nay pháp luật quy định về nhãn hiệu và tên thương mại như thế nào? Liệu nhãn hiệu và tên thương mại có giống nhau về bản chất hay không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về nhãn hiệu và tên thương mại

Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nhãn hiệu và tên thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nhãn hiệu và tên thương mại như sau:

1. Cơ sở pháp lý về nhãn hiệu và tên thương mại

2. Nội dung tư vấn về nhãn hiệu và tên thương mại

     Hiện nay, đa phần còn có nhiều người nhầm lẫn trong việc phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại. Tuy rằng bản chất của nhãn hiệu và tên thương mại được pháp luật quy định nhằm phân biệt giữa các tổ chức khác nhau song tùy vào tính chất mà được sử dụng vào mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây nêu ra một vài điểm phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại.

2.1 Các khái niệm về nhãn hiệu và tên thương mại

2.1.1 Khái niệm về nhãn hiệu

Quy định chung về nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Pháp luật hiện hành quy định về nhãn hiệu được phân chia bao gồm như sau:

  • Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
  • Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2.1.2 Khái niệm về tên thương mại

Về tên thương mại, hiện nay Khoản 21 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau

Điều 4: Giải thích từ ngữ

(...)21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.(...)

    Nhìn chung về bản chất, nhãn hiệu và tên thương mại được dùng để phân biệt giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Điều này giúp người tiêu dùng, người sử dụng có thể nhận biết được từng loại hàng hóa, dịch vụ,....Tuy nhiên về mặt pháp lý, sự khác biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu được thể hiện qua một vài đặc điểm như: dấu hiệu, điều kiện bảo hộ, chức năng, số lượng,... [caption id="attachment_203513" align="aligncenter" width="500"] Nhãn hiệu và tên thương mại[/caption]

2.2 Phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Dấu hiệu nhận biết

Nhãn hiệu:

  • Chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Tên thương mại:

  • Dấu hiệu chỉ là từ ngữ.

Phân biệt về chức năng

  • Nhãn hiệu: Có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ,
  • Tên thương mại: Có chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực.

Phân biệt về số lượng

  • Nhãn hiệu: Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu cho những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
  • Tên thương mại: Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại.

Phân biệt về thời gian bảo hộ

  • Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn (Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009)
  • Tên thương mại: Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng.

Về phạm vi bảo hộ

  • Nhãn hiệu: Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc.
  • Tên thương mại: Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh
[caption id="attachment_203516" align="aligncenter" width="503"] Nhãn hiệu và tên thương mại[/caption]

2.3. Thẩm quyền đăng ký

2.3.1 Thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu

Về thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu, pháp luật quy định như sau, điều 87 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ 2009

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Nói chung thì cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. 

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, điều 105 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2009

Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

3. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

KẾT LUẬN: Như vậy, nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm khác nhau. Hiện nay nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại. Tuy rằng cả 2 khái niệm này đều được dùng để phân biệt nhưng nhãn hiệu được phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ còn tên thương mại được sử dụng để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Nhãn hiệu và tên thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Việt Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178