Phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng trong pháp luật hiện hành
10:19 10/11/2020
phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng? có điểm gì giống nhau và có những điểm khác biệt nào về đối tượng, mức ảnh hưởng, mức lương...?
- Phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng trong pháp luật hiện hành
- phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN BIỆT MỨC LƯƠNG CƠ SỞ VỚI MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
Câu hỏi của bạn
Chào luật sư, hiện tại tôi không phân biệt được mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng. Vậy hai loại mức lương này có điểm gì khác nhau hay không. Dựa vào đâu để phân biệt được mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng. Tôi xin cảm ơn luật sư.
Câu trả lời của luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ
- thông tư 79/2019/TT-BQP
- Nghị định 90/2019/NĐ-CP
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang
1. Phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng được hiểu như thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm.
Đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về thuật ngữ mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở. Lương cơ sở và lương cơ bản đều có những quy định và cách tính rất khác nhau. Bởi không hiểu rõ bản chất của từng loại lương nên người lao động thường tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào.
2. Phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng
Mức lương cơ sở |
Mức lương tối thiểu vùng |
|
khái niệm |
Mức lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ:
|
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. |
Bản chất | Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. | Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. |
Nguyên tắc áp dụng | Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.Mức lương, phụ cấp lương, trợ cấp của những đối tượng nêu trên được tính bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương, hệ số hiện thưởng, hệ số phụ cấp… |
|
Đối tượng | Khối áp dụng hệ lương nhà nước - Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 luật cán bộ, công chức năm 2008; - Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại luật viên chức năm 2010 - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. | Áp dụng cho doanh nghiệp ngoài nhà nước.
|
Căn cứ xác định | Do nhà nước quy định Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. |
|
Mức lương | Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ Ban hành ngày 09/05/2019 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. |
Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo từng vùng (Danh mục địa bàn phân chia theo các vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), cụ thể:
|
Sự thay đổi | Việc điều chỉnh mức lương cơ sở dựa vào khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước. Trong nhiều năm trở lại đây, lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm) | Hiện tại, không có quy định về chu kỳ thay đổi của mức lương tối thiểu vùng. Thông thường, mỗi năm lương tối thiểu vùng được điều chỉnh 01 lần (bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm). |
Mức độ ảnh hưởng | Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương. | Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương. Hầu hết những người lao động không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng. |
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng:
Tư vấn qua tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cách tính lương tối thiểu vùng, cách tính lương cơ sở, hồ sơ, trình tự, thủ tục, kê khai, hoặc các vấn đề khác liên quan đến phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng, Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về phân biệt mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng như: tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi bên yêu cầu, soạn thảo đơn yêu cầu.....
Bài viết tham khảo:
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lan Anh