• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Một chủ thể bị coi là phạm tội đua xe trái phép phải có đủ 4 dấu hiệu đã đề cập ở phần 2.2. Bao gồm: mặt chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan.

  • Phạm tội đua xe trái phép theo BLHS 2015
  • Phạm tội đua xe trái phép
  • Tư vấn luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm tội đua xe trái phép

Câu hỏi về phạm tội đua xe trái phép

     Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp bạn tôi gần đây có tham gia đua xe làm một người khác bị trọng thương thì có khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về phạm tội đua xe trái phép

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phạm tội đua xe trái phép. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phạm tội đua xe trái phép như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phạm tội đua xe trái phép

2. Nội dung tư vấn về phạm tội đua xe trái phép

     Đua xe trái phép là một trong những vấn nạn xã hội đáng quan tâm. Hiện tượng này đã và đang diễn ra rất phổ biến hiện nay. Theo đó, một số bộ phận thanh thiếu niên đã tụ tập thành từng đoàn trên một đoạn đường, tuyến phố để đua xe. Đây là một trò chơi nguy hiểm, gây nỗi lo con mọi người và mất trật tự an ninh xã hội. Nhằm răn đe, trừng trị thích đáng hành vi gây nguy hiểm cho xã hội này, BLHS 2015 đã quy định hình phạt đối với tội đua xe trái phép. Cụ thể nội dung như sau:

2.1. Khái niệm về tội đua xe trái phép

    Phạm tội đua xe trái phép được quy định cụ thể tại điều 266 BLHS 2015: 

"Điều 266. Tội đua xe trái phép

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

..."

    Đua xe trái phép được hiểu thông thường là một trò chơi nguy hiểm của một số bộ phận thanh thiếu niên tập trung, tụ tập, lạng lách, đánh võng để đuổi kịp hoặc vượt qua người cùng chơi trên một đoạn đường bộ, không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

    Phạm tội đua xe trái phép là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định, để thực hiện hành vi đua xe trái phép, xâm phạm đến an toàn, trật tự công cộng, an ninh xã hội. [caption id="attachment_152554" align="aligncenter" width="500"]Phạm tội đua xe trái phép                                  Phạm tội đua xe trái phép[/caption]

2.2. Cấu thành tội đua xe trái phép

    Để cấu thành tội đua xe trái phép thì chủ thể phạm tội phải hội tụ đủ 4 dấu hiệu sau:

  • Chủ thể tội đua xe trái phép: Đó là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 14 tuổi trở lên theo điều 12 BLHS 2015. Chủ thể. Người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự là những người không thuộc trường hợp mất năng lực hình sự (ví dụ như người mắc bệnh tâm thần, mắc các bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi….).Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điều 12 BLHS 2015.
  • Khách thể tội đua xe trái phép: Xâm phạm đến an toàn xã hội, trật tự xã hội. Đối tượng tác động chính alf các phương tiện giao thông đường bộ (xe gắn máy, ô tô, các loại xe động cơ khác...)
  • Mặt chủ quan tội đua xe trái phép: Người thực hiện hành vi phạm tội này thường có lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Chủ thể biết được hành vi của mình là việc đua xe trái phép luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng sẽ chấp nhận hậu quả nếu xảy ra.
  • Mặt khách quan tội đua xe trái phép:
    • Hành vi khách quan: Hành vi đua xe một cách trái pháp luật. Đó là hành vi của một người tham gia quá trình đua xe. Hành vi đó có thể là thực hiện chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần cho cuộc đua, đến nơi tập trung hoặc điều khiển phương tiện tham gia cuộc đua...
    • Hậu quả: Người phạm tội bắt đầu điều khiển xe tham gia cuộc đua. Hậu quả của tội này là gây mất trật tự an ninh xã hội, an toàn công cộng, gây thương tích hoặc tổn hại sứa khỏe, tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này.

2.3. Hình phạt về tội đua xe trái phép

    Căn cứ điều 266 BLHS 2015, chủ thể phạm tội đua xe trái phép sẽ bị xử phạt như sau:

  • Khung hình phạt cơ bản: Khoản 1 điều 266 quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
    • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
    • Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
    • Tham gia cá cược
    • Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép
    • Đua xe nơi tập trung đông dân cư
    • Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua
    • Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội đã đảm bảo các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm. Theo điều 53 của BLHS 2015, các trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm bao gồm:

              + Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích nhưng lại thực hiện     tiếp những hành vi phạm tội có tính chất như trên

               + Đã tái phạm, chưa xóa án tích nhưng mà thực hiện những hành vi phạm tội do cố ý

  • Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:
    • Làm chết 02 người
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp:
    • Làm chết 03 người trở lên
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên
    • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên
  • Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

     Kết luận: Một chủ thể bị coi là phạm tội đua xe trái phép phải có đủ 4 dấu hiệu đã đề cập ở phần 2.2. Bao gồm: mặt chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan. Và chủ thể phạm tội này phải chịu các chế tài được quy định cụ thể tại điều 266 BLHS 2015. Tuy nhiên, nếu có người ngồi sau thì họ chỉ là những người cổ vũ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng họ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối công cộng tùy trường hợp. 

Bài viết có thể tham khảo: 

     Để được tư vấn chi tiết về phạm tội đua xe trái phép, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn

 Chuyên viên: Kiều Trinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178