NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng có được tăng lương trong 2018 không
14:09 11/03/2018
NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng có được tăng lương trong 2018 không, Quy định của pháp luật về vấn đề hạ mức lương cơ bản
- NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng có được tăng lương trong 2018 không
- NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng
Câu hỏi của bạn:
Nội dung: Công ty em làm hiện tại quy định những điều sau có vi phạm pháp luật không :
1. Hạ lương cơ bản hiện tại bù vào trợ cấp .
2. Lương thâm niên hằng năm 5% công ty không cộng vào lương cơ bản mà cộng vào phụ cấp khác
3. Năm 2018 tăng lương tối thiểu nhưng không tăng cho người đã có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012
- Nghị định 141/2017/NĐ-CP
Nội dung tư vấn về NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng
1. Quy định của pháp luật về vấn đề hạ mức lương cơ bản
Mức lương cơ bản là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2012:
“1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”
Như vậy, theo quy định trên, để có thể hạ lương cơ bản của nhân viên, công ty chị phải có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động của chị theo các thủ tục trên. Nếu chị không đồng ý với quyết định của công ty thì công ty chị phải giữ nguyên mức lương đã cam kết trong hợp đồng lao động. Như vậy, nếu nhân viên không đồng ý sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động để hạ lương cơ bản hiện tại bù vào trợ cấp thì công ty chị không có quyền hạ mức lương cơ bản của nhân viên. [caption id="attachment_78217" align="aligncenter" width="369"] NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng[/caption]
2. Doanh nghiệp có phải tăng lương cho NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng không
Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP không quy định doanh nghiệp phải bắt buộc tăng lương cho NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng. Tuy nhiên, theo điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 141/2017/NĐ-CP: “Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Và NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
" a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp, đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.” (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 141/2017/NĐ-CP).
Như vậy nếu chị là NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề mà mức lương hiện tại của chị không cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng được sửa đổi năm 2018 thì chị thuộc trường hợp được tăng lương khi NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng. Đây có thể xem là trường hợp duy nhất doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động khi NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng.
Còn về vấn đề lương thâm niên hằng năm công ty chị không cộng vào lương cơ bản mà cộng vào phụ cấp khác thì chị cần xem lại thỏa thuận trong hợp đồng lao động của chị ký kết với công ty hoặc quy chế của công ty chị. Và trong thực tế lương thâm niên hằng năm (nếu có) luôn được coi là một khoản phụ cấp.
Để được tư vấn chi tiết về NLĐ có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn