Những quy định của pháp luật về xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
15:24 17/07/2017
Những quy định của pháp luật về xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề... Thủ tục xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề...
- Những quy định của pháp luật về xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
- quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XÁC LẬP QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Kiến thức của bạn:
Những quy định của pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối với bất động sản liền kề.
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung kiến thức:
1. Quy định về quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
1.1. Bất động sản liền kề là gì? Quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề là gì?
Bất động sản liền kề là bất động sản có sự tiếp giáp về ranh giới với bất động sản khác. Khi hai bất động sản liền kề có chủ sở hữu khác nhau, thì các chủ sở hữu có một số quyền nhất định đối với bất động sản liền kề với bất động sản của mình. Những quyền đó được gọi là quyền đối với bất động sản liền kề.
Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật dân sự 2015, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
1.2. Quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề bao gồm những gì?
Điều 171 Luật Đất đai quy định: “Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề”.
Như vậy, những quyền đối với bất động sản liền kề bao gồm:
- Quyền về lối đi
- Quyền cấp, thoát nước
- Quyền tưới nước, tiêu nước trong canh tác
- Quyền cấp khí ga
- Quyền về đường dây tải điện, thông tin liên lạc
- Quyền về các nhu cầu khác một các hợp lý trên thửa đất liền kề
1.3. Người sử dụng đất được hưởng quyền đối với bất động sản liền kề như thế nào?
Những quyền đối với bất động sản liền kề đều là những quyền hạn chế. Người sở hữu bất động sản hưởng quyền chỉ được sử dụng các quyền này dựa trên nhu cầu hợp lý và chỉ được sử dụng trong một giới hạn nhất định. Những quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền được quy định từ Điều 250 đến Điều 255 Bộ luật dân sự.
2. Xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
Điểm l Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai quy định:
“...4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
...l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;...”
Như vậy, để xác lập quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
2.1. Thời hạn đăng ký quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai, trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, tức kể từ ngày phát sinh quyền đối với bất động sản liền kề, thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
2.2. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đối với bất động sản liền kề
Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và xác định nghĩa vụ tài chính
Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể; gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu có
Bước 4: Cập nhật biến động
Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cập nhật biến động vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 5: Trong thời gian 15 ngày, Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
Bạn có thể tham khảo bài viết: Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản khác gắn liền với đất
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề xác lập quyền sử dụng đất đối với bất động sản liền kề. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;