• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những người nào được mời Luật sư? Nếu những người có quyền mời Luật sư không thống nhất việc mời, thay đổi hoặc từ chối Luật sư thì giải quyết như thế nào?

  • Những người nào được mời Luật sư? Nếu những người có quyền mời Luật sư không thống nhất việc mời, thay đổi hoặc từ chối Luật sư thì giải quyết như thế nào?
  • những người nào được mời Luật sư
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì những người nào được quyền mời Luật sư? Nếu những người có quyền mời Luật sư không thống nhất việc mời, thay đổi hoặc từ chối Luật sư thì sẽ giải quyết như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mời Luật sư trong vụ án hình sự được quy định như sau:

1. Mở rộng đối tượng được quyền mời Luật sư

     Ngoài người bị buộc tội, pháp luật tố tụng còn quy định người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội cũng có quyền mời Luật sư, cụ thể bao gồm:

  • Thứ nhất, người thân thích:

     “Người thân thích” của người bị buộc tội là người có quan hệ với người bị buộc tội gồm vợ, chồng,bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội,cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

  • Thứ hai, người đại diện của người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi:

     “Người đại diện” của người tham gia tố tụng (dưới 18 tuổi) là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 Bộ luật Dân sự 2015, Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự sau đây: Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; người giám hộ; người do Tòa án chỉ định.

  • Thứ ba, các trường hợp khác:

     Ngoài “Người đại diện” của người tham gia tố tụng (dưới 18 tuổi) thì bị hại (là cá nhân dưới 18 tuổi, chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự), nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và pháp nhân thương mại cũng có quyền có người đại diện khi tham gia tố tụng.

    Pháp luật tố tụng không quy định những người nào có thể là người đại diện hợp pháp của bị hại trong trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên thực tiễn xét xử ghi nhận trong những trường hợp nói trên thì những người thừa kế theo pháp luật của bị hại sẽ là người đại diện hợp pháp cho bị hại khi tham gia tố tụng. Người đại diện của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và pháp nhân thương mại có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác làm người đại diện cho mình khi tham gia tố tụng.

2. Về việc thay đổi hoặc từ chối Luật sư

     Trong trường hợp nếu các bên có ý định từ chối hoặc thay đổi Luật sư và không thống nhất về vấn đề này, sẽ phải giải quyết như thế nào?

     - Nếu người có quyền từ chối hoặc thay đổi Luật sư

          Những người có quyền mời Luật sư thì cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối Luật sư. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối Luật sư đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được cơ quan THTT Lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

     - Các trường hợp không thống nhất được việc thay đổi hoặc từ chối Luật sư

          Trong trường hợp người đại diện và người thân thích của người bị buộc tội có ý kiến khác nhau và việc thay đổi hoặc từ chối Luật sư thì có thể giải quyết bằng một trong các giải pháp sau đây.

  • Mời thêm Luật sư. Ví dụ bố mẹ người bị buộc tội mời Luật sư A nhưng vợ người bị buộc tội lại tín nhiệm và muốn mời Luật sư B. Trong trường hợp này, nếu gia đình có điều kiện thì có thể mời cả hai Luật sư cùng bào chữa;
  • Những người có quyền mời Luật sư trao đổi, thống nhất chọn mời một luật sư bào chữa. Trong ví dụ nói trên, bố mẹ và vợ người bị buộc tội có thể trao đổi để thống nhất chọn mời Luật sư A hoặc Luật sư B.

          Tuy nhiên, nếu người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội mời Luật sư thì trường hợp nào cũng đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội, ý kiến của người bị buộc tội là ý kiến quyết định. Chỉ trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì việc mời, thay đổi hoặc từ chối Luật sư sẽ do người đại diện của những người này thực hiện mà không cần phải có sự đồng ý của người bị buộc tội.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề những người nào được mời Luật sư:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thay đổi hoặc từ chối Luật sư khi tham gia vào vụ án hình sự, bị hại trong vụ án hình sự có quyền gì, thủ tục đăng ký người bào chữa… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

 Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178