• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu cho con theo cha trong trường hợp có sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn ...

  • Nhập khẩu cho con theo quy định mới nhất
  • Nhập khẩu cho con
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nhập khẩu cho con 

Câu hỏi của bạn về nhập khẩu cho con 

     Chào luật sư, em nhờ luật sư tư vấn dùm em về vấn đề làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho con. Em và vợ cùng quê HN, hai vợ chồng đã kết hôn và chuẩn bị sinh em bé. Hiện tại đang sống và làm việc ở BD. Vợ em có nhập khẩu nhờ vào nhà chú ở BD còn hộ khẩu của em vẫn ở tại HN. Hiện tại chồng hộ khẩu HN, vợ hộ khẩu BD. Vậy luật sư cho e hỏi sau này con em sinh ra có thể làm giấy khai sinh và nhập khẩu theo bố ở HN được không ?

     Em cảm ơn luật sư rất mong được luật sư tư vấn cho em.

Câu trả lời của Luật sư về nhập khẩu cho con 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nhập khẩu cho con theo cha, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nhập khẩu cho con theo cha như sau:

1. Cơ sở pháp lý về nhập khẩu cho con

2. Nội dung tư vấn về nhập khẩu cho con

     Theo quy định của pháp luật thì công dân có quyền tự do cư trú. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
[caption id="attachment_196906" align="aligncenter" width="283"] Nhập khẩu cho con [/caption]

2.1. Nơi cư trú của người chưa thành niên

     Theo quy định tại Điều 13 Luật cư trú 2006 có quy định về nơi cư trú của người dưới 18 tuổi như sau:

"Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."

     Theo đó, nơi đăng ký thường trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.      Do đó, nếu hiện tại bạn và vợ không cùng nơi cư trú thì bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ khẩu thường trú cho con là nơi cư trú của cha hay nơi cư trú của mẹ. Việc con nhập hộ khẩu theo mẹ hay theo cha phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn và việc con bạn sinh sống thường xuyên tại nơi nào.

2.2. Thủ tục nhập hộ khẩu của con theo cha

     Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với tỉnh không trực thuộc trung ương) hoặc tại công an Quận, huyện, thị xã (Đối với thành phố trực thuộc trung ương) nơi bạn đăng kí hộ khẩu thường trú
  • Giấy khai sinh của bé (bản sao công chứng/chứng thực);
  • Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng bạn (bản sao công chứng/chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của bạn (bản chính);
  • Chứng minh thư của bạn;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).
     Bước 2: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trả lại sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.      Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu cho con theo cha trong trường hợp có sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn và việc con bạn sinh sống thường xuyên tại HN. Lệ phí đăng kí nhập khẩu cho con là miễn phí nếu bạn thực hiện thủ tục trong đúng thời gian quy định.       Bài viết tham khảo:

Nhập khẩu cho con

Câu hỏi:

     Chào Luật sư. Tôi và vợ lấy nhau được 5 năm, chúng tôi đang sinh sống tại bên nhà Ngoại để thuận tiện cho việc đi làm, vì cả hai vợ chồng đều làm tại Hà Nội. Tuy nhiên, do một số lý do nên tôi chưa chuyển khẩu về Hà Nội mà hiện nay tôi vẫn đăng kí hộ khẩu tại quê tôi là Phú Thọ. Giờ vợ tôi sắp sinh con, nên tôi muốn hỏi con tôi có thể nhập khẩu Hà Nội hay không hay buộc phải nhập theo hộ khẩu của bố. Và nếu được thì thủ tục ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp.

Trả lời:

     Theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013, quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

"Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."

     Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA  có quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
"Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú 1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể

Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;

b) Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;

d) Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo, khi đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo phải có giấy tờ chứng minh việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;

e) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;

g) Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;

h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;

i) Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú

a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

c) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh."
     Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu cho con tại Hà Nội, do đây là nơi vợ bạn đăng kí thường trú và gia đình bạn thường xuyên sinh sống tại đây. Lệ phí đăng kí nhập khẩu cho con là miễn phí nếu bạn thực hiện thủ tục trong đúng thời gian quy định. 
     Bài viết tham khảo: [caption id="attachment_196925" align="aligncenter" width="350"] Nhập khẩu cho con[/caption]

Đăng kí khai sinh ở nơi không có hộ khẩu

Câu hỏi:

     Em có 1 vấn đề muốn hỏi luật sư ạ. Em có em bé ngoài mong muốn nên gia đình không biết và em vào SG đang tự nuôi con một mình, bây giờ em muốn làm giấy khai sinh cho con sau này đi học mà không có sổ hộ khẩu có làm được không ạ? Sau này bé có được đi học không ạ?

Trả lời:

     Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014, quy định về thẩm quyền đăng kí khai sinh như sau:
"Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh."
     Về nguyên tắc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. Cụ thể nơi cư trú ở đây bao gồm cả nơi tạm trú và nơi thường trú của người cha hoặc người mẹ.       Trong trường hợp của bạn, do bạn nuôi con một mình nên bạn hoàn toàn có thể đăng kí khai sinh cho bé tại nơi cư trú của bạn. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp thông tin bạn đã đăng kí tạm trú tại Sài Gòn hay chưa, vậy nên chúng tôi sẽ tư vấn trong cả hai trường hợp.      Trường hợp nếu bạn chưa đăng kí tạm trú tại Sài Gòn thì bạn buộc phải về nơi bạn đăng kí thường trú để làm giấy khai sinh cho bé, hoặc bạn làm đồng thời cả hai thủ tục, vừa làm thủ tục đăng kí tạm trú tại UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú ở Sài Gòn, vừa làm thủ tục đăng kí khai sinh cho bé tại đây.      Trường hợp nếu bạn đã đăng kí tạm trú tại SG thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí khai sinh cho bé tại UBND cấp xã nơi bạn đã đăng kí tạm trú, chỉ cần bạn cung cấp sổ tạm trú. Do vậy, không cần sổ hộ khẩu bạn vẫn có thể đăng kí khai sinh cho bé được.      Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, quy định về thời hạn đăng kí thường trú cho trẻ em mới sinh như sau:
Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú 1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. 2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú. 3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.
    Theo đó, kể từ ngày trẻ em được đăng kí khai sinh thì trong thời hạn 60 ngày cha, mẹ của đứa trẻ có trách nhiệm làm thủ tục đăng kí thường trú cho trẻ. Vì vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn cần đăng kí thường trú cho bé, vì vậy vẫn cần có sổ hộ khẩu. Việc không đăng kí thường trú cho trẻ em mới sinh mà quá 60 ngày kể từ ngày bé đươc đăng kí khai sinh thì có thể bị xử phạt hành chính.      Cụ thể, trong trường hợp đăng kí quá hạn thì có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. 

     Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về nhập hộ khẩu cho con, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Huyền Trang

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178