• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật về vấn đề người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp có được không và điều kiện để có hiệu lực pháp luật

  • Người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp có được không ?
  • Người lao động làm hai công việc khác nhau
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp

Câu hỏi của bạn: 

     Tôi tên là H, cho tôi hỏi luật sư một vấn đề như sau:

     Tôi đang công tác trong doanh nghiệp nhà nước chủ yếu công việc chính là quản lý bảo vệ rừng nhưng chuyên môn nghiệp vụ của tôi là ở phòng tài vụ, nhiệm vụ chính là thủ quỹ nhưng đến thời điểm nay giám đốc phân công cho tôi làm hai công việc một là thủ quỹ hai là nhân viên quản lý bảo vệ rừng( như tôi không có nghiệp vụ) nên tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi người sử dụng lao động có đúng không, nếu sai thì tôi làm đơn kiến nghị như thế nào? Mong luật sư tư vấn giùm cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về người lao động làm hai công việc khác nhau

     1. Người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp

     Quyền của người lao động theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 và Điều 10 Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:

     “Người lao động có các quyền sau đây:

     a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; “

     “1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

     2.Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình. “

     Còn quyền của người sử dụng lao động theo Điểm a Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2012 là: “Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; ”.

     Theo các quy định trên, người lao động có quyền lựa chọn làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp cho bất cứ người sử dụng lao động nào. Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Do vậy, người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp có thể được chấp nhận và không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phải được sự đồng ý của anh và phải đảm bảo cho anh về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, các chế độ theo đúng quy định.

     Ngoài ra, việc thỏa thuận về việc thêm công việc trong hợp đồng phải được thực hiện thông qua ký phụ lục hợp đồng với nội dung để anh tiếp tục thực hiện công việc cũ và làm thêm công việc mới là nhân viên quản lý bảo vệ rừng, thêm nữa phải đảm bảo cho anh đầy đủ các điều kiện về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác theo đúng quy định của pháp luật. Hoặc anh với công ty có thể có ký thêm một bản hợp đồng lao động nữa về công việc nhân viên quản lý bảo vệ rừng. [caption id="attachment_70380" align="aligncenter" width="529"]người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp người lao động làm hai công việc khác nhau cho một doanh nghiệp[/caption]

     2.Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

     Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP: “Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

     a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; “

      Nếu công ty anh để anh làm thêm công việc nhân viên quản lý bảo vệ rừng mà không ký với anh phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng lao động khác về công việc nhân viên quản lý bảo vệ rừng hoặc không đảm bảo cho anh về vấn đề thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương,… hoặc không được sự đồng ý của anh thì công ty đã vi phạm quy định pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, anh có thể thực hiện theo những bước sau:

      Bước 1: Nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Anh nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

      Bước 2: Tiến hành hòa giải tranh chấp lao động

     Hòa giải viên lao động phải tiến hành hòa giải và kết thúc hòa giải trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải.

     Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

     Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

     Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

     Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

      Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

      Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

     Bước 3: Yêu cầu Tòa án giải quyết

     Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề người lao động làm hai công việc khác nhau của bạn. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178