• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương...Hình thức của hợp đồng lao động...Xử lí việc công ty không trả lương cho... Khởi kiện lao động...

  • Người lao động giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương
  • Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương

Câu hỏi của bạn về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương     

     Xin chào luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau. Tôi có làm tại công ty A một khoảng thời gian ngắn.Tôi và công ty giao kết hợp đồng với nhau bằng lời nói. Đến hiện tại công ty vẫn chưa giả tiền lương tôi. Nếu vậy tôi có quyền kiện và đòi lại số tiền lương của mình không luật sư? Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương như sau:

1. Cơ sở pháp lý về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương

2. Nội dung tư vấn về giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương

2.1. Hình thức của hợp đồng lao động

      Hình thức HĐLĐ được quy định cụ thể tại điều 16 Bộ luật Lao động 2012: 

     "1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

     2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói."

     Như vậy, về cơ bản, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản. Việc giao kết bằng văn bản nhằm bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động được ghi nhận một cách cụ thể và chính xác trên mặt giấy, tránh trường hợp 1 trong 2 bên vi phạm. Tuy nhiên, với một số công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời, thời gian làm việc không dài dưới 3 tháng thì để thuận tiện cho người lao động, pháp luật vẫn cho phép các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói. Việc giao kết bằng lời nói có nhược điểm là do không được ghi nhận dưới hình thức văn bản để làm tài liệu chứng minh nên 1 trong 2 bên thường cố tình không tuân theo mà không có bất cứ tài liệu chứng cứ để thể hiện bên kia đã vi phạm.

      Trong trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ bạn và công ty ký kết với nhau loại hợp đồng có thời hạn là bao lâu nên không thể đánh giá việc kí kết giữa công ty và bạn có vi phạm quy định về hình thức hợp đồng.  [caption id="attachment_132059" align="aligncenter" width="350"]Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương[/caption]

2.2. Xử lí việc công ty không trả lương cho người lao động

     Mặc dù giữa bạn và công ty chỉ giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, nhưng trên thực tế giữa 2 bên đã phát sinh quan hệ lao động. Vì bạn đã làm việc, đóng góp sức lao động cho công ty, nên công ty có trách nhiệm phải trả lương cho bạn. Trước hết, bạn cần liên hệ lại bên phía công ty được làm việc trực tiếp với giám đốc và yêu cầu về việc được trả lương đúng hạn. Trong quá trình này bạn nên ghi âm những lời nói mà bên phía công ty thừa nhận bạn là người lao động đang làm việc cho công ty và vẫn chưa được trả lương để làm chứng cứ sau này. Nếu công ty vẫn cố tình không trả lương và không làm việc với bạn, bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hành vi không trả lương theo nghị định 24/2018/NĐ-CP.

     Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết. Theo điều 15 nghị định, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ nhất thuộc về chính công ty bạn đang làm việc (tức là chủ sở hữu công ty như giám đốc, tổng giám đốc). Trong trường hợp bạn vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết ấy hoặc đã quá 37 ngày kể từ ngày bạn nộp đơn khiếu nại mà công ty vẫn chưa giải quyết, bạn có thể gửi khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở để giải quyết khiếu nại lần 2.

     Thứ hai, về thời hiệu khiếu nại. Thời hiệu khiếu nại lần đầu với công ty là 180 ngày kể từ ngày bạn biết được hành vi không được trả lương.

      Thứ ba, về hình thức khiếu nại. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức khiếu nại sau đây:

  • Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn:  Đơn khiếu nại gồm các nội dung  ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Bởi lẽ bạn chỉ giao kết hợp đồng bằng lời nói, không có bất kì giấy tờ chứng minh nên bạn có thể thu thập những tài liệu, hình ảnh, đoạn ghi âm, giấy tờ chứng minh bạn đã làm việc thực tế ở công ty.
  • Khiếu nại bằng hình thức trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại như trên và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

     Thứ tư, về thủ tục thực hiện khiếu nại:

  • Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày biết được hành vi không được trả lương, bạn gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp với những nội dung đã quy định ở trên đến công ty. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại điều 20 Nghị định 24/2018 không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý (công ty có 7 ngày để thụ lý đơn của bạn), không quá 45 ngày đối với những trường hợp phức tạp.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết khi đã quá thời hạn kể trên, NLĐ có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Hoặc bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1.
  • Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết là 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với những trường hợp phức tạp là không quá 60 ngày.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn quy định thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục hành chính.

     Do đó, bạn nên thực hiện thủ tục khiếu nại trước. Nếu bạn việc khiếu nại không hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc khởi kiện. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu bạn khởi kiện công ty, bạn phải chứng minh được bạn là người lao động tại công ty, và bạn vẫn chưa được công ty trả lương đúng hẹn. Việc chứng minh này đôi khi sẽ gặp khó khăn nếu bạn không có tài liệu, chứng cứ.

     Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Giao kết HĐLĐ bằng lời nói có được trả lương, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178