Người được hưởng án treo có được đi làm không?
09:25 27/07/2017
Người được hưởng án treo có được đi làm không, Căn cứ pháp lý Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Luật thi hành án hình sự 2010....
- Người được hưởng án treo có được đi làm không?
- Hưởng án treo có được đi làm không
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC ĐI LÀM KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Thưa luật sư cho tôi hỏi mình bị án treo. Như vậy thì mình có được phép đi làm không ?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Luật thi hành án hình sự 2010.
- Nghị định 07/VBHN-BCA ban hành ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Nội dung tư vấn: Người được hưởng án treo có được đi làm không
Về bản chất, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được áp dụng đối với người vi phạm luật khi bị xử phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, và Tòa án xét thấy không cần bắt phải chấp hành hình phạt tù. Người được hưởng án treo sẽ được ấn định thời gian thử thách.
Như bạn chia sẻ, bạn đã được Tòa án cho hưởng án treo, đang trong thời gian thử thách và đang thắc mắc về vấn đề việc làm. Tuy nhiên, vì bạn không nói rõ là bạn mong muốn đi làm dưới hình thức nào nên để giải quyết vấn đề " hưởng án treo có được đi làm không", chúng tôi xin đưa ra các hướng tư vấn cụ thể như sau:
1. Hưởng án treo có được đi làm không
a. Hưởng án treo có được đi làm tại địa phương khác hay khôngĐể trả lời câu hỏi này chúng tôi chia ra hai giả sử nhỏ hơn như sau:
- Thứ nhất, giả sử ngoài mức án treo, bạn còn phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Điều 36, BLHS quy định về Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định như sau:
"Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo."
Như vậy nếu giả sử trên giống trường hợp của bạn thì có nghĩa pháp luật không cho phép bạn tiếp tục đảm nhiệm loại công việc cũ trong thời hạn một năm đến năm năm tùy theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, việc cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc công việc này chỉ áp dụng đối với công việc được ghi trong bản án của Tòa. Có nghĩa, ngoài công việc đó ra, bạn hoàn toàn có thể làm công việc khác phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
- Thứ hai, giả sử bạn được hưởng án treo và không có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Theo quy định của pháp luật, người được hưởng án treo sẽ luôn luôn phải đối mặt với thời gian thử thách và sẽ bị hạn chế những quyền nhất định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm người được hưởng án treo không được đi làm. Cho nên bạn vẫn có thể làm những công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình.
Một lưu ý nữa, khi đang trong thời gian thử thách, bạn phải thực hiện được các nghĩa vụ của người được hưởng án treo được quy định tại Điều 64, Luật thi hành án hình sự 2010. Cụ thể như sau:
"1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó."
Như vậy, nếu bạn muốn làm việc ở một địa phương khác thì bạn phải đảm bảo được việc báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình về việc bạn sẽ ra khỏi nơi cư trú. Ngoài ra, ngoài bản tự nhận xét của bạn, bạn phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi bạn đến tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục bạn. [caption id="attachment_42918" align="aligncenter" width="328"] Hưởng án treo có được đi làm không[/caption]
b. Hưởng án treo có được đi làm ở nước ngoài không
- Căn cứ Điều 21 Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: "1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Trường hợp này, việc hưởng án treo đồng nghĩa với việc bạn đang chấp hành bản án hình sự nên bạn sẽ không thuộc trường hợp được xuất cảnh, nhập cảnh. Nói cách khác, nếu bạn muốn đi làm ở nước ngoài, thì trường hợp này pháp luật không cho phép.
Để được tư vấn chi tiết về Hưởng án treo có được đi làm không, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết ngoài tham khảo: