NGHỈ THAI SẢN TRƯỚC KHI SINH NHƯ THẾ NÀO
09:52 17/09/2019
Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho lao động nữ mang thai, pháp luật lao động và bảo hiểm quy định thời gian được nghỉ thai sản trước khi sinh tối đa không...
- NGHỈ THAI SẢN TRƯỚC KHI SINH NHƯ THẾ NÀO
- nghỉ thai sản trước khi sinh
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHỈ THAI SẢN TRƯỚC KHI SINH
Câu hỏi của bạn về nghỉ thai sản trước khi sinh:
Tôi có một câu hỏi muốn nhờ VP Luật giúp đỡ. Tôi công tác và đóng bảo hiểm liên tục từ tháng 8 năm 1994 đến nay, trừ lần sinh đầu nghỉ chế độ thai sản 6 tháng (6/2015 đến 11/2015) là không phải đóng bảo hiểm. Nay tôi mang thai lần 2, dự sinh 26/10/2019, do mang thai lần này tôi đã lớn tuổi nên muốn nghỉ dưỡng thai 1 đến 2 tuần trước sinh. Tuy nhiên, công ty mà tôi đang làm việc có giải thích rằng: Nếu tôi nghỉ 1 đến 2 tuần trước sinh thì phải có giấy cho nghỉ của Bác sỹ và Công ty chấm công là nghỉ không lương.Thời gian tính chế độ thai sản chỉ được tính kể từ ngày sinh.
Tôi muốn hỏi là: Tôi nghỉ trước sinh từ 1 đến 2 tuần vẫn được tính hưởng chế độ thai sản từ ngày thực tế nghỉ chứ không phải từ ngày sinh con, miễn sao là không quá 2 tháng trước sinh và chỉ cần làm đơn nghỉ chế độ thai sản gửi cho Công ty không cần phải có giấy cho nghỉ của bác sĩ phải không ạ?
Câu trả lời của Luật sư về nghỉ thai sản trước khi sinh:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nghỉ thai sản trước khi sinh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nghỉ thai sản trước khi sinh như sau:
1. Căn cứ pháp lý về nghỉ thai sản trước khi sinh:
2. Nội dung tư vấn về nghỉ thai sản trước khi sinh:
Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Toàn Quốc hiểu rằng bạn đang có vướng mắc liên quan đến thời gian nghỉ thai sản trước sinh của chế độ thai sản và chia thành các phần để tư vấn cho bạn dễ hiểu như sau:
2.1 Quy định chung của pháp luật về nghỉ trước sinh của chế độ thai sản:
Trước hết cần phải xác định xem bạn có thuộc trường hơp được hưởng chế độ thai sản hay không.
Theo quy định tại Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, trường hợp của bạn là lao động nữ sinh con thì điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề được hưởng chế độ thai sản là từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (tính theo ngày dự sinh của bạn là 26/10/2019). Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn thỏa mãn yếu tố này, vì vậy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Thứ hai, quy định về nghỉ thai sản trước sinh:
Tại Khoản 1, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
Theo đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, trường hợp của bạn khi đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản rồi thì bạn sẽ có thể được nghỉ trước sinh. [caption id="attachment_178188" align="aligncenter" width="393"] nghỉ thai sản trước khi sinh[/caption]
2.2 Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Theo đó, thành phần hồ sơ để hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
-
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Kết luận: Trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có thể nghỉ trước sinh, miễn thời gian nghỉ tối đa không quá 02 tháng trước khi sinh. Bạn không cần phải có giấy xác nhận của bác sĩ hay cơ sở y tế nộp cho công ty, bởi trường hợp của bạn là thuộc trường hợp nghỉ thai sản chứ không phải chế độ nghỉ để dưỡng thai. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ thai sản này, bạn sẽ được chi trả theo chế độ bảo hiểm thai sản.
Bài viết tham khảo:
- Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay
- Vấn đề tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ được quy định như thế nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về nghỉ thai sản trước khi sinh, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngô Hương Li