• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải nghị định số 31/2013 NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này hướng dẫn về ..

  • Tải nghị định số 31/2013 NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
  • nghị định số 31/2013 NĐ-CP
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2013 NĐ-CP

CHÍNH PHỦ 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 31/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này hướng dẫn về điều kiện xác nhận, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh); việc xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Pháp lệnh.

Điều 2. Những trường hợp không áp dụng

Nghị định này không áp dụng đối với những trường hợp sau:

1. Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi.

2. Đang chấp hành án tù giam, tù chung thân hoặc bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia.

3. Bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân, danh hiệu dân quân tự vệ; bị buộc thôi việc.

Điều 3. Nguyên tắc hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công

1. Thân nhân liệt sĩ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Thân nhân của hai người có công từ trần trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

3. Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công từ trần trở lên chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một người có công từ trần.

4. Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đồng thời là thân nhân của người có công từ trần chỉ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ.

5. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một đối tượng trong trường hợp người có công với cách mạng từ trần thuộc hai đối tượng trở lên quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh.

6. Không áp dụng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học trong những trường hợp sau:

a) Không tiếp tục đi học ngay sau khi kết thúc bậc học phổ thông;

b) Đã hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học;

c) Đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.

2. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.

3. Người thờ cúng là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

4. Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

5. Người sống cô đơn không nơi nương tựa là người sống độc thân, không có hoặc không còn thân nhân.

6. Đại diện thân nhân là người được thân nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật.

7. Con của người có công nếu còn tiếp tục đi học là người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc phổ thông đến đại học.

8. Con của người có công bị khuyết tật từ nhỏ là người bị khuyết tật khi dưới 18 tuổi.

9. Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài.

10. Người mất tin, mất tích là người thực hiện các nhiệm vụ hoặc có các hành động quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh, sau đó không còn tung tích.

11. Hành động dũng cảm là hành động thực hiện những công việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân mặc dù biết có thể ảnh hưởng đến tính mạng,

12. Công việc cấp bách nguy hiểm là công việc cần phải được giải quyết gấp, không thể chậm trễ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người thực hiện.

13. Mức chuẩn quy định tại Nghị định này căn cứ mức chỉ tiêu bình quân toàn xã hội và thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bạn có thể tải nghị định số 31/2013 NĐ-CP theo đường link dưới đây:

     >>> Tải mẫu nghị định 31 năm 2013

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về người có công với cách mạng quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178