Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động
16:37 12/12/2018
Để được tư vấn chi tiết về nghị định 149/2018/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006236 [...]
- Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động
- Nghị định 149/2018/NĐ-CP
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghị định 149/2018/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT KHOẢN 3 ĐIỀU 63 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 4. Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.
2. Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể khác mà doanh nghiệp tham gia.
4. Nghị quyết Hội nghị người lao động.
5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Điều 5. Nội dung người lao động được tham gia ý kiến
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.
3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
4. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung người lao động được quyết định
1. Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.
4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.
5. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
2. Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
4. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
5. Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
6. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.
2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
.................................................................
>>> Tải nghi-dinh-149-nam-2018
Bài viết tham khảo:
- Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động; luật dạy nghề; luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
- Nghị định 196/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước và lao động tập thể.
Để được tư vấn chi tiết về nghị định 149/2018/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.