• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì ?, Như vậy theo quy định thì chiếc xe sẽ được hoàn trả lại cho bạn...

  • Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì?
  • Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì?

Câu hỏi của bạn:

Luật sư tư vấn giúp em việc sau:

     Em có 1 chiếc xe chính chủ của em. 1 hôm bạn B mượn xe em cả giấy tờ, nói đi công việc xa. Em đã đồng ý cho mượn xe, trong cốp xe có bộ hồ sơ em chuẩn bị xin việc nên có chứng minh (photo), sổ hộ khẩu (photo)... Ai ngờ bạn ấy đi Scan photo màu đăng ký xe của em rồi thế chấp vay 2 chỗ và ký tên của em là em vay. Vụ việc em mới được biết khi vào 1 buổi tối có nhóm xã hội đen đến nhà em và đòi xe em. Do đêm hôm em đã gọi chính quyền đến, giờ xe đang tạm giữ ở công an.

     Vậy Luật sư cho em hỏi: Người cầm tài sản đăng ký photo màu và giấy chứng minh thư photo của em có đúng pháp luật không ạ? Đăng ký gốc, chứng minh gốc của em thì em vẫn giữ, nói chung tất cả những giấy tờ gốc em đều giữ. Người bạn B của em hiện tại đã không liên lạc được nữa, coi như đã trốn khỏi địa phượng. Giờ em cầm đăng ký chính chủ gốc và chứng minh gốc lên công an thì em có được mang xe của em về không ạ? Và nhóm cầm đồ cho vay tiền kia có quyền đòi xe em không a?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì ?

1. Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì ?

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội lừa đảo như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối; chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ; quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan; tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
[caption id="attachment_51908" align="aligncenter" width="500"]Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền[/caption]
     Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
     Về mặt khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
    Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản tai chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội  này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
     Mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. 
     Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.
     Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
     Trong trường hợp này của bạn, việc người bạn của bạn mượn xe của bạn sau đó tự ý scam giấy tờ xe, sau đó nhân dân bạn thực hiện các giao dịch dân sự với bên cho vay, hành vi này đã làm cho bên thế chấp tin rằng chính bạn là một bên trong giao dịch trên, song thực tế không phải vậy. Hành vi trên của bạn của bạn là hành vi giam dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bên nhận thế chấp. Hành vi đã có dâu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 BLHS

2. Quy định về việc mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền 

     Trước hết phải khảng định việc bạn của bạn tự ý scan giấy tờ sau mang đi vay tiền là sai quy định, hanh vi trên đã trực tiếp xâm hại đến quyền sơ hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Tuy nhiên như đã phân tích ở trên hành vi bạn của bạn đã dấu hiệu của tội phạm, chiếc xe mà bạn của bạn mang đi thế chấp được xem là chứng cứ của vụ án
     Tại điểm b khoản 2 điều 74 BLTTHS quy đinh về xử lý vật chứng như sau:
     "b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;"
     Như vậy theo quy định thì chiếc xe sẽ được hoàn trả lại cho bạn, tuy nhiên để thực hiên công việc điều tra xác minh tội phạm thì hiện tại có thể bạn sẽ chưa lấy được xe. Nếu xét thấy chiếc xe không còn cần thiết cho việc điều tra hoặc vụ án đã được giải quyết song thì lúc đó bạn sẽ nhận lại được tài sản của mình
     Trên thực tế bạn không phải lài một bên trong giao dịch dân sự trên, hay nói cách khác bạn cũng là người bị hại trong trường hợp này, do không phải là một bên trong giao dịch dân sự, do vậy bạn không phải chịu trách nhiệm nào đối với khoản vay mà bạn của bạn đã vay cũng như nhóm giang hồ trên không có quyền chiếm đoạt tài sản của bạn.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Mượn tài sản của người khác sau đó đi vay tiền phạm tội gì?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178