• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất được quy định tại Luật đất đai 2013, Nghị định 102/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất
  • xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ PHẠT KHI SỬ DỤNG ĐẤT SAI MỤC ĐÍCH VÀ LẤN CHIẾM ĐẤT

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Hiện nay gia đình tôi có mảnh đất nông nghiệp có diện tích 120m2 bên cạnh mảnh đất đó là đất nuôi trồng thuỷ sản nhưng do bố tôi đã xây dựng ngôi nhà bằng gỗ mái lợp tôn ở giữa ranh giới của 2 mảnh đất đó và có lấn sang bên đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 10m2. Gia đình tôi vừa xây dựng ngôi nhà đó được 15 ngày thì cán bộ địa chính đến kiểm tra và đã nói gia đình tôi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm. Vậy luật sư cho tôi hỏi mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất và có phải gỡ bỏ ngôi nhà đó để trả lại hiện trạng cho mảnh đất đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất

     Điều 12 luật đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó khoản 1 và khoản 3 có quy định nghiêm cấm các hành vi:

     "1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

     ...

     3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích"

     Theo đó, khi thực hiện hành vi trên, người sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

     Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất được quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP, cụ thể:

1.1 Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích

     Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, loại đất nông nghiệp mà bố bạn xây dựng nhà trên đó là loại đất gì, nên chúng tôi có thể xác định mức xử phạt với loại đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp theo quy định khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

     "2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

     a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

     b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

     c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên"

Ngoài ra, Khoản 3 Điều này còn quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đó là:

     "3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

     a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

     b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."

     Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi này của bố bạn là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (diện tích dưới 0,5ha), đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi thực hiện hành vi vi phạm.

1.2. Mức xử phạt khi lấn chiếm đất

     Với hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, mức xử phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, đó là:

     "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất."

     Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là:

     "5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

     a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

     b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."

2. Thẩm quyền xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất

     Được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, cụ thể:

     Trong trường hợp mức phạt tiền dưới 5.000.000 đồng thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điểm b Khoản 1:

     "1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

     ...

     b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng"

     Tuy nhiên, với biện pháp khắc phục hậu quả "buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm" thuộc thẩm quyền quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điểm đ Khoản 2:

     "đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

     Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm."

     Như vậy, trong trường hợp này của bạn, thẩm quyền xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

     Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn chi tiết về Mức xử phạt khi sử dụng đất sai mục đích và lấn chiếm đất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178