Mức thu phí công chứng hợp đồng theo quy định
10:28 13/06/2020
Như vậy, mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp sẽ được xác định theo giá trị khoản vay. Ngoài lệ phí công chứng theo quy định của...
- Mức thu phí công chứng hợp đồng theo quy định
- Phí công chứng hợp đồng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phí công chứng hợp đồng
Câu hỏi của bạn về phí công chứng hợp đồng
Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Tôi hiện tại đang muốn vay thế chấp bên ngân hàng thì hợp đồng thế chấp có cần công chứng không? Phí công chứng là bao nhiêu?
Câu trả lời của Luật sư về phí công chứng hợp đồng
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phí công chứng hợp đồng
- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015;
- Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
2. Nội dung tư vấn về phí công chứng hợp đồng
Công chứng vay thế chấp là việc công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp bằng văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Các tổ chức hành nghề công chứng
Hiện nay, theo quy định của Luật công chứng thì có 2 tổ chức hành nghề công chứng đó là phòng công chứng và văn phòng công chứng. Đối với mỗi loại tổ chức công chứng thì sẽ có những điểm khác biệt nhau.
Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Tuy nhiên, cả 2 tổ chức này đều thực hiện việc công chứng: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. [caption id="attachment_196911" align="aligncenter" width="296"] Phí công chứng hợp đồng[/caption]
2.2. Mức thu phí, lệ phí công chứng hợp đồng
Căn cứ theo Điểm a6, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên có quy định như sau:
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
...
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
…”
Cụ thể, khi lập hợp đồng thế chấp thì mức thu phí, lệ phí công chứng sẽ được tính theo giá trị sau:
TT |
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Theo đó, mức thu phí khi ra công chứng hợp đồng thế chấp đã được quy định rõ như sau:
- Đối với giá trị hợp đồng dưới 50 triệu thì phí là 50 nghìn đồng
- Đối với giá trị hợp đồng 50 đến 100 triệu phí là 100 nghìn đồng
- Căn cứ vào luật định ở trên thì mức tính phí được tính trên giá trị khoản vay. Giá khoản vay từ 100 triệu – dưới 1 tỷ giá là 0,1% giá trị khoản vay.
- Đối với giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đến dưới 3 tỷ mức phí là trên 1 triệu đồng 0,006 % giá trị của tài sản
- Đối với giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng thì phí hợp đồng là 32,2 triệu đồng +0,02% giá trị tài sản (đối với mức giao dịch này thì phí tối đa không quá 70 triệu đồng).
Ngoài những loại phí được nêu trên thì bạn sẽ mất thêm một khoản nhỏ cho các chi phí khác như: Phí cấp bản sao văn bản công chứng 5.000 đồng/trang (riêng từ trang thứ 3 trở đi thì thu 3.000 đồng), phí công chứng bản dịch thì 10.000 đồng/trang.
Như vậy, mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp sẽ được xác định theo giá trị khoản vay. Ngoài lệ phí công chứng theo quy định của pháp luật thì người có yêu cầu có thể sẽ phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
Bài viết tham khảo:
- Công chứng hợp đồng mua bán đất cần những giấy tờ gì?;
- Các loại hợp đồng phải công chứng mới có hiệu lực 2020.
Công chứng hợp đồng mua bán đất
Câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Tôi làm hợp đồng mua bán đất, nhưng bên bán không có một giấy tờ gì chứng minh mình là chủ sở hữu của lô đất. Tuy nhiên, công chứng viên vẫn ký, đóng dấu và công chứng cho hai bên. Cho tôi hỏi Công chứng làm như vậy có vi phạm không?
Rất mong luật sư giải đáp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo luật công chứng năm 2014, việc công chứng hợp đồng, giao dịch được chia thành hai trường hợp, cụ thể như sau:
- Trường hợp hai bên mua, bán đã soạn thảo sẵn hợp đồng được thực hiện theo điều 40 luật công chứng:
"Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch."
- Nếu hai bên mua bán chưa có hợp đồng chuyển nhượng thì có thể đề nghị công chứng viên soạn thảo và phải tuân thủ quy định tại điều 41 luật công chứng 2014:
"Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.
2. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này. Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.
3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch."
Như vậy, việc bên bán không xuất trình bất kỳ một văn bản, tài liệu nào liên quan đến thửa đất nhưng công chứng viên vẫn ký và công chứng hợp đồng mua bán cho bạn là không đúng theo quy định của luật công chứng. Điều 71, 72 Luật Công chứng 2014 đã nhấn mạnh trường hợp công chứng viên vi phạm quy định về công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật công chứng thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất
- Mẫu giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai
- Hướng dẫn kê khai thuế phi nông nghiệp mẫu 01/TK-SDDPNN
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2020
Mua bán xe bằng giấy viết tay không có công chứng
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi cần tư vấn như sau: Tôi có mua của nhà em họ một chiếc xe máy. Do mối quan hệ thân thiết nên cũng chỉ là hai bên viết tay và ký vào đó. Chúng tôi thỏa thuận sau 3 ngày bên đó đưa xe sang nhà cho tôi.
Tuy nhiên, bên đó không thực hiện theo thỏa thuận. Tôi có sang nhà nói chuyện thì họ bảo là xe đó con trai bán đi rồi, họ không biết. Tôi thực sự rất bức xúc. Tôi có đưa hợp đồng viết tay ra nhưng họ không đồng ý. Tôi muốn nhờ luôn sư giúp đỡ trong trường hợp này tôi nên làm gì để có thể lấy lại xe?
Trả lời:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể mua bán Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."
đ) Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
e) Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.
g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực."
- Thủ tục cấp giấy đăng ký xe máy cho người mới mua xe theo quy định pháp luật
- Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô trả góp năm 2020
Chuyên viên: Huyền Trang