Mức lương sau khi thăng hạng được tính như thế nào?
08:39 22/04/2018
Mức lương sau khi thăng hạng được tính như thế nào? Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng...
- Mức lương sau khi thăng hạng được tính như thế nào?
- Mức lương sau khi thăng hạng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
MỨC LƯƠNG SAU KHI THĂNG HẠNG
Câu hỏi của bạn:
Tôi đang hưởng lương trung cấp bậc 3 hệ số 2,26. Nếu thăng hạng lên hạng III thì mức lương của tôi sau khi thăng hạng được tính như thế nào? Hiện tại tôi đã có bằng đại học.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn mức lương sau khi thăng hạng như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định Số: 204/2004/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch số: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Thông tư liên tịch Số: 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
- Thông tư liên tịch Số: 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
- Thông tư liên tịch Số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
- Thông tư số: 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức
Nội dung tư vấn mức lương sau khi thăng hạng
Do câu hỏi của bạn chưa xác định cụ thể bạn đang là giáo viên nào nên tùy thuộc bạn là giáo viên dạy trường nào nên chúng tôi sẽ phân ra 4 trường hợp tư vấn mức lương sau khi thăng hạng cho bạn như sau:
Thứ 1: Nếu bạn là giáo viên trung học cơ sở công lập:Thông tư liên tịch Số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định Điểm c, Khoản 1 Điều 9 tại như sau: “Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).”
Thứ 2: Nếu bạn là giáo viên trung học tiểu học công lập:Thông tư liên tịch Số: 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 9 như sau: “c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06)”
Thứ 3: Nếu bạn là giáo viên trung học phổ thông công lập:Thông tư liên tịch Số: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 9 như sau: "Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);"
Thứ 4: Nếu bạn là giáo viên mầm non công lập: Thông tư liên tịch Số: 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 9 như sau: “Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);”
- Về nguyên tắc xếp lương quy định Nghị định Số: 204/2004/NĐ-CP như sau: “Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.”
Như vậy, phụ thuộc vào trường hợp thực tế bạn sẽ xác định cụ thể về hệ số lương của bạn và mức lương khi được thăng hạng lên hạng III. [caption id="attachment_86432" align="aligncenter" width="450"] Mức lương sau khi thăng hạng[/caption]
Và vấn đề bạn được hưởng lương ở hạng III thì sẽ căn cứ vào khoản 1 Mục II thông tư 02/2007/TT-BNV như sau:
"a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về mức lương sau khi thăng hạng được tính như thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm miễn phí 24/7: 1900 6178 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn./