Cách tính mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại 2024
04:14 06/09/2024
Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích đất nhưng đến thời điểm nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Theo Luật đất đai 2024, quy định về cách tính chi phí đầu tư vào đất còn lại có gì thay đổi so với Luật đất đai 2013?
- Cách tính mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại 2024
- mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT CÒN LẠI
Cách tính mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi thu hồi đất theo Luật đất đai 2024 được quy định như thế nào? Có điểm gì mới so với quy định tại Luật đất đai 2013 hay không?
1. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là gì?
Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích đất nhưng đến thời điểm nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi hết (theo khoản 7 điều 3 Luật đất đai 2024).
Như vậy, khi người sử dụng đất bỏ ra một khoản tiền để đầu tư, cải tạo đất phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất của mình, nhưng khi chưa khai thác, sử dụng hết các chi phí đó thì Nhà nước thu hồi đất thì sẽ được bồi thường các chi phí đã đầu tư vào đất còn lại tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
2. Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại
Muốn căn cứ điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại thì phải có các điều kiện theo khoản 2 điều 17 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:
-
Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất;
-
Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Như vậy, để xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại, cần có hồ sơ và chứng từ chứng minh việc đầu tư. Nếu không có các tài liệu này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ dựa trên tình hình thực tế tại địa phương để đưa ra quyết định về chi phí đầu tư. Điều này đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình xác định và bồi thường, đồng thời yêu cầu minh bạch trong việc chứng minh chi phí đầu tư vào đất.
3. Các chi phí được xác định là chi phí đầu tư vào đất còn lại
Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau đây:
- Chi phí san lấp mặt bằng;
- Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
- Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
- Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã ứng trước theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp;
- Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
4. Cách tính mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị thu hồi đất 2024
Mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị thu hồi đất 2024 được tính dựa theo cách tính mức bồi thường ở khoản 4 điều 17 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:
Trong đó
- P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
- P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
- P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
- P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
- P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
- Các chi phí được xác định trên cơ sở hồ sơ do người có đất thu hồi cung cấp.
- T1: Thời hạn sử dụng đất;
- T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.
Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.
5. Điểm mới về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị thu hồi đất
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cụ thể:
- Sửa đổi quy định về trường hợp "Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất quy định tại Điều 96 của Luật này;" thành "Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;" nghĩa là đã cụ thể hơn trường hợp bị loại trừ là "trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất"
- Sửa đổi nội dung “Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn” thành “Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê”.
- Bổ sung trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại là: "Diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức"
Thứ hai, bổ sung quy định về các loại chi phí được xác định là chi phí đầu tư vào đất còn lại trước đây chưa được quy định tại Luật đất đai 2013.
Như vậy, Luật đất đai 2024 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại so với Luật đất đai 2013 nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch, rõ ràng và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Câu hỏi 1: Thu hồi đất công ích có được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại không?
Khi nhà nước thu hồi đất công ích có được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Câu hỏi 2: Cần những hồ sơ, chứng từ chứng minh nào đã đầu tư vào đất còn lại?
Hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất còn lại bao gồm:
- Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
- Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất quy định tại điểm a khoản 3 điều 17 Nghị định 88/2024/NĐ-CP;
- Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.
Bài viết cùng chuyên mục: