Mở rộng các hình thức thưởng Tết kể từ năm 2021
17:39 24/12/2020
Như vậy, người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động, họ có thể tự quyết định về thời điểm, hình thức, mức thưởng Tết...
- Mở rộng các hình thức thưởng Tết kể từ năm 2021
- thưởng Tết
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THƯỞNG TẾT
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau:
Tôi vào làm ở công ty A đã 7 năm, công ty làm về các thiết bị gia dụng, thông thường cứ cuối năm công ty sẽ tổng kết cả năm và thưởng Tết. Năm nay chúng tôi nhận được thông báo là do Covid nên thưởng Tết sẽ giảm, một nửa là tiền và một nửa là sản phẩm của công ty.
Vậy tôi muốn hỏi là công ty làm như thế có đúng hay không. Có cách nào để tất cả thưởng Tết đều là tiền hay không. Tôi mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thưởng Tết, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thưởng Tết như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Thưởng Tết là gì
Bộ luật Lao động 2019 đã khẳng định: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động
Như vậy có thể hiểu thưởng Tết là việc người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả làm việc trong suốt một năm của người lao động để thưởng cho họ một khoản xứng đáng với công sức đã bỏ ra.
Thưởng Tết nếu các bên không có thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong Quy chế thưởng của công ty thì việc thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
2. Căn cứ để thưởng Tết cho người lao động
Người lao động bắt đầu bước vào những ngày làm việc cuối cùng trong năm 2020, những ngày này người lao động vô cùng hào hứng và mong chờ kết quả thưởng Tết.
Nó không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu nhập mà còn được coi là thước đo đánh giá mức độ làm việc của người lao động trong suốt một năm qua.
2.1. Mở rộng phạm vi thưởng Tết cho người lao động
Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nếu Bộ luật Lao động 2012 sử dụng thuật ngữ là "Tiền thưởng" thì ở Bộ luật Lao động 2019 khái niệm "thưởng" được sử dụng để thay thế. Cũng theo đó, phạm vi hình thức Thưởng Tết cũng được mở rộng hơn, cụ thể như sau:
- Thưởng bằng tiền
- Thưởng bằng tài sản
- Thưởng bằng các hình thức khác.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể lựa chọn một trong các hình thức trên. Đây được coi là một điểm mới so với Bộ luật Lao động 2012 khi tạo điều kiện linh hoạt cho người sử dụng lao động thực hiện việc thưởng Tết.
2.2. Người sử dụng lao động có quyền thưởng Tết bằng tài sản
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được hiện nay thì công ty bạn đang có ý định thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền và bằng tài sản.
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2021 thì công ty có thể tự do lựa chọn các hình thức thưởng Tết. Như vậy việc công ty lựa chọn thưởng Tết bằng tiền và tài sản là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 nên trong năm vừa qua có rất nhiều công ty có tình hình kinh doanh không mấy khả quan, tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất nên vấn đề thưởng Tết không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong Quy chế thưởng về việc thưởng Tết (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh) thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện.
Nếu người sử dụng lao động không thực hiện như cam kết thì người lao động hoặc tổ chức công đoàn có nghĩa vụ đại diện cho người lao động yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện cam kết này.
3. Doanh nghiệp có quyền không thưởng Tết nếu người lao động không hoàn thành công việc
Cũng theo quy định tại khoản 1 của Điều 104 Bộ luật lao động thì việc thưởng Tết cũng như trường hợp thưởng khác không phải được quy định cứng trong luật, mà căn cứ dựa vào các yếu tố sau:
- Kết quả sản xuất, kinh doanh
- Mức độ hoàn thành công việc của người lao động
Như vậy một trong những căn cứ để người sử dụng lao động quyết định có thưởng Tết cho người lao động hay không. Việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí trong quy chế của từng công ty. Quy chế này sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Do đó, trong trường hợp người lao động không hoàn thành công việc đúng như các tiêu chí được đưa ra trong quy chế thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền không thưởng Tết.
KẾT LUẬN: Như vậy,nếu các bên không có thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong Quy chế thưởng của công ty thì việc thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.
Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Hiện tại công ty tôi đã quyết toán sổ sách và chuẩn bị thực hiện việc đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên trong năm vừa qua, để từ đó quyết định thưởng Tết cho nhân viên. Vậy tôi muốn hỏi là phần thưởng Tết đó có được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không.
Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
4. Tình huống tham khảo:
Căn cứ pháp lý:
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được thì hiện nay bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về thưởng Tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định như sau về các khoản thu nhập chịu thuế:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
....
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
Ví dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
...
Như vậy, tiền thưởng Tết không nằm trong các khoản thu nhập được miễn thuế mà vẫn phải chịu thuế như bình thường, do đó khi nhận được tiền thưởng Tết người lao động vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thưởng Tết:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thưởng Tết như điều kiện, thời gian, hình thức và mức thưởng Tết. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Chuyên viên: Hải Quỳnh