Mẫu hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi theo bộ luật lao động mới
08:14 19/04/2023
Mẫu hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi theo quy định Bộ Luật lao động 2019.Những điểm lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động
- Mẫu hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi theo bộ luật lao động mới
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi hợp đồng lao động với người cao tuổi theo Bộ luật lao động 2019 như thế nào? Khi ký kết hợp đồng lao động với người cao tuổi thì cần lưu ý những vấn đề gì?
Mong Luật sư giải đáp giúp. Em xin chân thành cảm ơn./.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi là gì?
Khi đến tuổi theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ hưu đồng thời khi tham gia đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Nhưng không phải ngươi lao động nào khi đủ điều kiện nghỉ hưu, hết độ tuổi lao động đều nghỉ việc mà nhiều người lao động vẫn tiếp tục đi làm để kiếm thêm thu nhập.
Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định. Theo đó người lao động cao tuổi là người sau khi đủ tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục đi làm trong điều kiện bình thường.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật Lao động mới sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
Như vậy, Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động với người cao tuổi là sự thoả thuận giữa NLĐ cao tuổi và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
2. Những lưu ý khi sử dụng người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi là lao động đã đủ tuổi được nghỉ hưu theo quy định, vì vậy vì những lý do về sức khỏe, nhu cầu khả năng mà khi sử dụng người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động cũng như chính người lao động cần biết những lưu ý để đảm bảo lợi ích của mình.
2.1. Công việc được sử dụng người lao động cao tuổi
Vấn đề này được quy định tại Khoản 3 Điều 149 BLLĐ 2019 như sau:
Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
.......
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, thông thường, doanh nghiệp sẽ không được thuê người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người đó. Tuy nhiên nếu đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc này.
Trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn mà vẫn yêu cầu người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi ở nơi làm việc.
2.2. Chế độ đối với người lao động cao tuổi
Theo Khoản 2 Điều 148 BLLĐ quy định: Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Theo đó, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận chọn rút ngắn thời gian làm việc hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Như vậy, so với người lao động thông thường, người lao động cao tuổi sẽ được làm việc trong thời gian ngắn hơn.
Lương cho người cao tuổi:
Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Theo đó khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định thì ngoài việc trả cho người lao động khoản lương người lao động được nhận thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp,... nên các khoản này sẽ do người sử dụng lao động trả trực tiếp cho người lao động với số đóng của người sử dụng.
Do đó, nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm cho họ. 2.3 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động cao tuổi:
Theo Điều 149 BLLĐ 2019, quy định về việc sử dụng người lao động khi sử dụng người lao động cao tuổi như sau:
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
3. Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Khác với người lao động bình thường thì khi giao kết hợp đồng lao động với lao động cao tuổi có thể giao kết hợp đồng xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó hợp đồng xác định thời hạn có thể giao kết nhiều lần tức trên 02 lần.
Dưới đây, Luật Toàn Quốc xin cung cấp mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ vào nhu cầu của các Bên
Hôm nay, ngày... tháng... năm 2021, tại Công ty ………………, chúng tôi gồm:
Bên A : Người sử dụng lao động
Công ty: .....................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................
Điện thoại:
Đại diện: ……..................... Chức vụ: ………….................... Quốc tịch: Việt Nam
Bên B : Người lao động
Ông/bà: …………………………………………………………
Quốc tịch: ……………..
Ngày sinh: ………………………….
Nơi sinh: ………………………………….
Địa chỉ thường trú: ……………………………………….
Địa chỉ tạm trú: ………………………………………….
Số CMND/CCCD: ……………………………………. Cấp ngày: ……………
Tại: ……………………………………….
Cùng thoả thuận ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của Hợp đồng
Loại hợp đồng: ……. tháng - Ký lần thứ ……
Từ ngày:……………. Đến ngày: ……………
- Địa điểm làm việc: ……………………………………………………
- Bộ phận công tác:
+ Phòng ………………..………………………………
+ Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): …………………….…………
- Nhiệm vụ công việc như sau:
.....................................................................................................................
Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác
- Lương căn bản: ………………..
- Phụ cấp: ………………… ……
- Các khoản bổ sung khác: tùy quy định cụ thể của Công ty
- Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Thời hạn trả lương: Được trả lương vào ngày … của tháng.
- Chế độ nâng bậc, nâng lương: Người lao động được xét nâng bậc, nâng lương theo kết quả làm việc và theo quy định của Người sử dụng lao động.
.....................................................
Lưu ý: Được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi:
Đây là điểm khác biệt khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động bình thường, nếu lao động trong trường hợp bình thường ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn thì trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động mới cũng chỉ được ký thêm một lần. Còn nếu ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi số lần ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn không giới hạn.
4. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động với người cao tuổi
Hiện nay nhu cầu đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập hoặc vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động sau tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục đi làm. Người lao động cao tuổi là đối tượng lao động đặc biệt hơn bình thường vì thế dù là người lao động hay người sử dụng lao động cần nắm bắt rõ các quy định, chế độ đối với lao động cao tuổi. Để giúp đỡ, hỗ trợ các chủ thế gặp khó khăn, vướng mắc trong quan hệ lao động, công ty Luật Toàn Quốc cung cấp các dịch vụ pháp lý về hợp đồng lao động với người cao tuổi:
- Tư vấn loại hợp đồng lao động ký kết
- Tư vấn nội dung hợp đồng lao động
- Đánh giá, kiểm soát tính hợp pháp của hợp đồng lao động
- Soạn thảo hợp đồng lao động với lao động cao tuổi
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động
Thấu hiểu được những khó khăn đó của khách hàng, Công ty Luật TNHH Toàn Quốc với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ soạn thảo hợp đồng lao động với người cao tuổi, sẽ giúp quý khách hàng tháo gỡ được hoàn toàn các vấn đề vướng mắc nêu trên. Để được cung cấp dịch vụ Quý khách hàng có thể liên hệ theo một trong các cách thức sau đây:
- Liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006500;
- Gửi yêu cầu được cung cấp dịch vụ về địa chỉ email: [email protected];
- Liên hệ trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật Toàn Quốc: số 463 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Chào Luật sư, hiện nay tôi đã nghỉ hưu và nhận lương hưu theo chế độ nhà nước, do muốn đi làm kiếm thêm thu nhập nên tôi đang định làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân, theo quy định của doanh nghiệp thì làm việc 8h/ngày. Nhưng do nhu cầu sức khỏe tôi muốn làm thời gian ngắn hơn là 7h/ngày được không?
5. Tình huống tham khảo về Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 148 BLLĐ 2019 quy định: Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Nếu trước đây, theo quy định người lao động cao tuổi được rút ngắn thời gian làm việc thì theo quy định hiện hành người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động, tức phải có sự đồng ý của hai bên thì mới rút ngắn thời gian làm việc được.
6. Câu hỏi thường gặp về mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi
Câu hỏi 1: Ký hợp đồng lao động với người hưởng lương hưu có áp dụng quy định người cao tuổi không?
Người cao tuổi được quy định trong Luật người cao tuổi năm 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Ngoài ra luật người cao tuổi còn quy định về các quyền của người cao tuổi, trách nhiệm đối với người cao tuổi.
Người lao động cao tuổi theo Bộ luật lao động năm 2019 là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, khi ký kết hợp đồng lao động với người hưởng lương hưu sẽ áp dụng quy định của luật người cao tuổi khi lao động nghỉ hưu đủ từ 60 tuổi trở lên theo quy định luật người cao tuổi và chỉ áp dụng đối với người cao tuổi là công dân Việt Nam.
Câu hỏi 2: Thời hạn ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019, có 02 loại hợp đồng lao động mà các bên có thể lựa chọn:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng).
Trong đó, các trường hợp thông thường chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần. Nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động sau đó phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, khi sử dụng lao động cao tuổi hai lao động đã nghỉ hưu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và thỏa thuận về thời hạn ký hợp đồng tùy thuộc vào nhu cầu của các bên
Câu hỏi 3: Trả lương cho người cao tuổi
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc
- . Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Luật Toàn Quốc, xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Minh Huyền