Dịch vụ soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai nhanh chóng, hiệu quả
14:23 16/08/2024
Việc các bên có giao dịch chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất rồi lại có tranh chấp từ chính những giao dịch đó, khách hàng có mong muốn ngăn chặn chuyển dịch quyền sử dụng nhằm dừng hoặc muốn thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho,... Để được công ty luật soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai, khách hàng gọi tổng đài 19006500 chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất
- Dịch vụ soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai nhanh chóng, hiệu quả
- soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai là gì?
Ngăn chặn giao dịch về đất đai được hiểu là việc một người ngăn cản không cho người khác được thực hiện các quyền về đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, thế chấp… đối với một thửa đất đang xảy ra tranh chấp hoặc có liên quan đến một tranh chấp nào đó.
Đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai là văn bản được soạn thảo với mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm ngưng không tiếp nhận hồ sơ hoặc không giải quyết hồ sơ đối với các thủ tục về đất đai thuộc các trường hợp nêu trên.
2. Trường hợp nào phải làm đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai
Hiện nay, mặc dù pháp luật không có quy định về các trường hợp phải làm đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai nhưng trên thực tế việc ngăn chặn này đang diễn ra khá phổ biến.
Thông thường, việc ngăn chặn giao dịch về đất đai được thực hiện trong trường hợp như:
- Các bên có tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp xác định chủ sử dụng đất...
- Các bên có tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng...
- Các bên có tranh chấp về hợp đồng dân sự như hợp đồng vay tiền, vay tài sản... cần phải tiến hành ngăn chặn để không tẩu tán tài sản.
Và các trường hợp khác nữa khi các bên xét thấy cần thiết.
Mục đích của việc yêu cầu ngăn chặn giao dịch này là để yêu cầu các bên tạm dừng thực hiện các thủ tục về đất đai, giữ nguyên hiện trạng, không được thay đổi chủ sử dụng đất hoặc thực hiện các giao dịch nhằm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người thứ ba.
Nếu không được ngăn chặn kịp thời, có thể xảy ra tình trạng tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ gây thiệt hại cho các bên. Hoặc nếu phát sinh thêm nhiều người liên quan sẽ gây khó khăn, cản trở cho quá trình giải quyết tranh chấp.
3. Nộp đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai tại đâu?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại tòa án, đương sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không dịch chuyển quyền về tài sản. Khi đó, đơn yêu cầu được nộp tại tòa án nơi thụ lý, giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bên chưa tiến hành khởi kiện tại tòa án, nếu chờ đợi sau khi khởi kiện xong mới yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp thì có thể mục đích của việc ngăn chặn sẽ không đạt được. Do đó, các bên có thể gửi đơn ngăn chặn của mình đến các cơ quan như ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cấp tỉnh nơi có đất; các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất để tăng khả năng ngăn chặn giao dịch.
Trên thực tế, các cơ quan nêu trên không phải là cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn giao dịch về đất đai nhưng khi tiếp nhận đơn sẽ cân nhắc về việc tạm dừng hồ sơ, giao dịch về thửa đất đó. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu của việc tẩu tán tài sản tranh chấp, chúng ta cần làm ngay đơn đề nghị để ngăn chặn hành vi này và gửi đồng thời đến nhiều cơ quan có thẩm quyền.
4. Mẫu đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai được quy định ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ngăn chặn giao dịch về đất đai không phải là một thủ tục hành chính, do đó cũng không có mẫu đơn cụ thể được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp cần thiết phải soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai, bạn sẽ phải tự soạn đơn cho trường hợp cụ thể của mình hoặc có thể sử dụng các dịch vụ soạn thảo do Công ty Luật cung cấp.
Nếu tự mình soạn thảo đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai, bạn cần chú ý soạn đơn bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin của bên ngăn chặn và bên bị ngăn chặn;
- Thông tin về tài sản bị ngăn chặn;
- Lý do ngăn chặn giao dịch;
- Các căn cứ để ngăn chặn giao dịch;
- Mục đích của việc ngăn chặn giao dịch
Nếu bạn gặp khó khăn khi soạn thảo đơn này, bạn có thể sử dụng dịch vụ soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai của Công ty Luật Toàn Quốc chúng tôi.
5. Dịch vụ soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai
Dịch vụ soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai là dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu ngăn chặn giao dịch đất đai để phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp được hiệu quả nhưng không có thời gian soạn thảo đơn, cũng không biết phải soạn như thế nào hoặc sau khi soạn đơn xong thì gửi đến đâu.
Thủ tục để sử dụng dịch vụ soạn đơn của Công ty Luật tương đối đơn giản: khách hàng chỉ cần gửi bản chụp các loại hồ sơ, giấy tờ qua zalo/email của chúng tôi, chúng tôi sẽ soạn thảo đơn và gửi cho khách hàng để khách hàng kiểm tra, rà soát và hỗ trợ chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng.
Về thời gian soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai: nội dung công việc sẽ được chúng tôi giải quyết trong thời gian 1-2 ngày, trong trường hợp khách hàng cần gấp thì chúng tôi có thể có phương án để giải quyết nhanh hơn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Về chi phí soạn đơn: chi phí soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai sẽ được Luật Toàn Quốc thông báo sau khi xem xét hồ sơ mà khách hàng cung cấp, thông thường dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/ mỗi đơn.
Khi sử dụng dịch vụ này của Công ty Luật Toàn Quốc, bên cạnh việc được nhận văn bản đã soạn thảo, khách hàng còn được chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý có liên quan cũng như hậu quả pháp lý khi ngăn chặn giao dịch là gì.
6. Câu hỏi thường gặp về soạn đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai:
Câu hỏi 1: Đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai được gửi đến những cơ quan nào?
Hiện nay không có quy định cụ thể là người dân muốn ngăn chặn giao dịch đất đai thì phải gửi đơn đến đâu. Tuy nhiên, để việc gửi đơn đạt hiệu quả cao nhất thì người dân nên gửi đến một số cơ quan từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
Câu hỏi 2: Khi gửi đơn ngăn chặn giao dịch đất đai có phải gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh không?
Trên thực tế, người yêu cầu ngăn chặn giao dịch đất đai nên gửi các chứng cứ chứng minh cùng với đơn ngăn chặn để tăng tính thuyết phục với yêu cầu ngăn chặn của mình và khả năng được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cao hơn.
Bài viết tham khảo khác:
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!