• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

lúc sinh thời Cụ Tổ đã phân chia tả̀̀i sản đều như nhau cho các con của Cụ và cũng làm giấy tờ. vậy Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án [..]

  • Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì phải làm thế nào?
  • Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì phải làm thế nào?

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào các anh chị luật sư. Tôi có vấn đề mong được tư vấn như sau: lúc sinh thời Cụ Tổ đã phân chia tài sản đều như nhau cho các con của Cụ và cũng làm giấy tờ rõ ràng có cả công chứng của Chính Quyền địa phương. Tuy nhiên người con trai thứ tư của Cụ cố ý chiếm đoạt phần đất dư của người con trai lớn khi kiện ra Tòa thì thắng án! Trên giấy tờ có ghi rõ đất đai chia bao nhiêu mét rất cụ thể và những người ở Chính Quyền địa phương cũng nhìn thấy và cũng tiến hành đo. Sau khi thắng án xong rào luôn đường đi mặc dù tôi biết phần đường đi là của họ nhưng họ đối xử với gia đình tôi tệ bạc đến như vậy mặc dù là ruột thịt, nhiều lúc tôi nghi ngờ trong chuyện này còn nhiều chi tiết không rõ ràng! Mà gia đình họ thì khá giả còn gia đình tôi thì ngược lại và sự hiểu biết về luật đất đai quá hạn hẹp mập mờ. Mong anh, chị giúp em sớm tìm ra cách! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì phải làm thế nào?, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm

     1. Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì có thể giải quyết theo thủ tục Phúc thẩm

     Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

     "1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

     Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.”

     Theo quy định pháp luật, các bên đương sự không đồng ý với bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên thì có quyền nộp đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung bản án. Thời hạn các bên kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp đương sự vắng mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời gian 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được tuyên án.

     Như vậy, bạn cần lưu ý bạn có 15 ngày kháng cáo bản án sơ thẩm kể từ ngày tuyên kể từ ngày tuyên án, trường hợp không có mặt tại phiên tòa thì tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Bạn phải nộp đơn kháng cáo trong thời hạn này để có cơ hội được xem xét lại bản án sơ thẩm thông qua cấp xét xử phúc thẩm. Nếu quá thời hạn 15 ngày thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật thì Tòa án không giải quyết kháng cáo mà bạn phải nộp đơn theo thủ tục Giám đốc thẩm. [caption id="attachment_53362" align="aligncenter" width="450"]Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án[/caption]

     2. Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì có thể giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm

     Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

     "1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

      a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

      b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

      c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba"

     Theo quy định pháp luật, các đương sự khi thấy quyết định của Tòa án không đúng với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật,... thì có quyền yêu cầu Chánh án Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị bản án, quyết định của tòa án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật

     Trong trường hợp mà bạn quá thời gian kháng cáo 15 ngày theo quy định pháp luật mà có căn cứ chứng minh Tòa án có sai làm trong việc áp dụng pháp luật thì bạn có thể nộp đơn kiến nghị đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để họ xem xét kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của gia đình bạn.

     Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của gia đình mình, trước tiên, bạn cần tìm căn cứ chứng minh cụ tổ để lại mảnh đất đấy cho bác cả nhà bạn thông qua những giấy tờ tặng cho, di chúc,... 

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo;

     Để được tư vấn về Không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm thì phải làm thế nào?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500