Kháng cáo bản án giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế của Tòa án
13:51 24/10/2017
Kháng cáo bản án giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế của Tòa án... Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

Kháng cáo bản án giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế của Tòa án
giải quyết tranh chấp đất đai là di sản
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ DI SẢN THỪA KẾ Câu hỏi của bạn:
Kính mong Luật Sư tư vấn giúp tôi về việc tranh chấp đất đai thừa kế như sau:
Ông bà nội tôi mất trước năm 1988 để lại thửa đất nhưng không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của ông bà nội tôi cả. Gia đình Bác tôi thì sinh sống trên thửa đất đó. Năm 1998 Bác tôi xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được UBND huyện cấp giấy chứng nhận và gia đình Bác tôi được cấp đất nông nghiệp sản xuất theo định mức tại nghị định 64/CP. Vì Bác tôi cũng có nhà riêng tại xã khác nên Bác tôi để cho vợ chồng con trai Bác ở và đã chuyển nhượng thửa đất đó qua cho vợ chồng con trai Bác.
Chú tôi thấy vợ chồng con trai Bác tôi ở đã làm đơn kiện đến Tòa án yêu cầu hủy giấy chứng nhận đã cấp cho Bác tôi và yêu cầu hủy luôn phần chuyển nhượng qua cho vợ chồng con trai Bác tôi. Chú tôi cho rằng thửa đất này là Di sản thừa kế của ông bà nội tôi để lại. Nhưng Chú tôi cũng không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của ông bà nội tôi đối với thửa đất này.
Hiện tại trên đất chỉ có ngôi nhà cấp 4 mà Bác tôi xây dựng vào năm 2000. Tòa án thụ lý và xử lý căn cứ vào khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 và khoản 3 Điều 76 Luật đất đai 1993 đã quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp cho Bác tôi vào năm 2000 và hủy luôn phần chỉnh lý chuyển nhượng qua cho vợ chồng con trai Bác tôi. Những căn cứ pháp lý như trên của Hội đồng xét xử đã quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kể cả phần chỉnh lý qua cho vợ chồng con trai Bác có thỏa đáng hay không? Nếu kháng cáo thì gia đình Bác tôi nên làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 1993;
- Pháp lệnh thừa kế 1990 của Hội đồng nhà nước;
- Nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của pháp lệnh thừa kế.
Nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế:
1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo Luật đất đai 1993
Khoản 3 điều 76 Luật đất đai 1993 quy định:
“3- Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.”
Theo pháp lệnh thừa kế 1990 do ông bà bạn chết không để lại di sản nên những người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản là quyền sử dụng đất của ông bà bạn đã sử dụng từ lâu.
Khoản 2 điều 5 Pháp lệnh thừa kế 1990 quy định về người thừa kế theo Pháp luật như sau
“2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.”
Bác bạn không có quyền với toàn bộ mảnh đất đó mà được chia đều cho các người con của ông bà bạn. Việc di sản này chưa chia và bác bạn sinh sống trên thửa đất đó chỉ được coi là người quản lý di sản. Bác bạn không có toàn quyền định đoạt thửa đất đó. Do vậy, Chú bạn một trong những người thừa kế hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế để đòi lại phần quyền của mình.
[caption id="attachment_56705" align="aligncenter" width="450"] Giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế[/caption]
2. Giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà bạn mất năm 1988, Bác bạn sử dụng đến năm 1998 thì gửi đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2000 Bác bạn được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật đất đai 1993. Tuy nhiên, tại thời điểm này quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế của ông bà bạn, vẫn chưa hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế căn cứ điều 36 Pháp lệnh thừa kế; Bác bạn sẽ không có quyền sử dụng, định đoạt và chiếm hữu toàn bộ mảnh đất này:
“Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
1- Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.”
Khoản a, b mục 10 nghị quyết 02/HĐTP năm 1990 quy định cụ thể về thời hiệu thừa kế này như sau:
“a) Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà công dân, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích của mình. Quá thời hạn đó, họ không có quyền khởi kiện nữa. Có hai thời hạn cho hai loại quyền khởi kiện khác nhau đã được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 36, khi áp dụng cần tránh nhầm lẫn.
b) Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990,
- Sau ngày 10-9-2000, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
- Sau ngày 10-9-1993, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản.”
Như vậy, tính đến thời điểm 10/9/2000 mới hết thời hạn khởi kiện về thừa kế, đến thời điểm đó những người thừa kế không có quyền khởi kiện đòi chia di sản thừa kế được nữa, và tài sản là quyền sử dụng đất này sẽ thuộc về người đang sử dụng là Bác bạn. Như vậy, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bác bạn là trái với quy định của pháp luật về sở hữu tài sản là di sản thừa kế mà chưa được phân chia di sản. Vì vậy Bác bạn không có quyền định đoạt với mảnh đất này và chuyển nhượng cho người con. Đương nhiên Bác bạn sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất này. Do vậy, trong bản án giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế, Tòa tuyên hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình Bác bạn là hoàn toàn có căn cứ.
3. Kháng cáo Bản án giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế của Tòa án
Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Tòa có thể đã căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất có lưu trong hồ sơ địa chính của Tổng cục quản lý ruộng đất thời bấy giờ (nếu có) để chứng minh tài sản đó đúng là của ông bà bạn. Hơn nữa, việc đất đó là của ông bà nội bạn sử dụng, Tòa có thể lấy ý kiến xác nhận UBND cấp xã và những người dân lâu năm sống cùng thời điểm với ông bà bạn lúc bấy giờ. Bác bạn muốn kháng cáo bản án của Tòa giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế thì Bác bạn phải có chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản của Bác bạn trước thời điểm được cấp Giấy chứng nhận.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
Để được tư vấn về lĩnh vực đất đai quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.