Khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp sổ đỏ không được đóng dấu
16:50 23/07/2018
Khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp sổ đỏ không được đóng dấu. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi, thể hiện theo quy định chung của pháp luật
- Khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp sổ đỏ không được đóng dấu
- Khai nhận di sản thừa kế
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
- Luật đất đai năm 2013;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
- Luật công chứng năm 2014
Nội dung tư vấn về khai nhận di sản thừa kế:
1. Đóng dấu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi, thể hiện theo quy định chung của pháp luật, được hướng dẫn cụ thể tại thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Theo quy định của pháp luật thì nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thể hiện được phần ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền. Thể hiện nội dung phần ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 6 thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:
“1. Thể hiện nội dung phần ký Giấy chứng nhận như sau:
a) Ghi địa danh nơi cấp Giấy chứng nhận và ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì ghi như sau:
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN… (ghi tên đơn vị hành chính cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận)
CHỦ TỊCH
Chữ ký, đóng dấu của Ủy ban nhân dân và họ tên người ký;
hoặc
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN… (ghi tên đơn vị hành chính cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Chữ ký, đóng dấu của Ủy ban nhân dân và họ tên người ký;"
Theo quy định trên thì tất cả các phần thể hiện nội dung ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải có đóng dấu. Theo thông tin bạn cung cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố bạn không có con dấu mà chỉ có chữ ký của Phó chủ tịch UBND huyện thì không được coi là hợp lệ. [caption id="attachment_102755" align="aligncenter" width="450"] Khai nhận di sản thừa kế[/caption]
2. Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi được nhận thừa kế
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể đến đơn vị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố bạn để tìm hiểu về việc giấy chứng nhận đó đã được lưu trong hồ sơ của cơ quan hay chưa. Nếu đã được lưu hồ sơ hợp lệ thì bạn có thể xin trích lục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
Khi xin được trích lục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố anh có thể đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng trong địa bàn tỉnh để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ gồm:
- Trích lục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ nhân thân của bạn: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu,...
- Giấy chứng tử của bố bạn
Bước 2: Thỏa thuận phân chia di sản
Sau khi khai nhận di sản thừa kế, bạn cùng những người đồng thừa kế có thể thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. Văn bản thỏa thuận nêu rõ là để lại toàn bộ di sản cho bạn. Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản, bạn cùng người đồng thừa kế thực hiện công chứng văn bản trên.
Nếu chỉ có một mình bạn là người thừa kế thì bạn chỉ cần làm thủ tục khai nhận di sản.
Bước 3: Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Trích lục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
- Giấy tờ nhân thân của bạn: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,...
Khi có thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính bạn đến cơ quan thuế cấp huyện để thực hiện và đến văn phòng đăng ký đất đai để nộp lại biên lai. Sau đó đợi nhận kết quả.
Nếu chưa được lưu hồ sơ hợp pháp thì bạn có thể thực hiện xin cấp giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại bài viết sau: Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bài viết tham khảo:
- Quy định của pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất 2018
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp sổ đỏ không được đóng dấu quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.