• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đối với trường hợp của bạn, muốn làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho em trai bạn thì cần phải làm thủ tục khai nhân di sản thừa kế.

  • Khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp thừa kế vị
  • Khai nhận di sản thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Khai nhận di sản thừa kế

Câu hỏi của bạn về khai nhận di sản thừa kế

     Kính chào luật sư,

     Em đang có vấn đề về đất đai mong được luật sư giúp đỡ ạ:

     Ngôi nhà hiện tại của gia đình em đang đứng tên của ông bà nội. Ông bà nội chỉ có con trai duy nhất là ba em. Hiện ba em cũng đã mất, ba em có hai chị em em. Giờ em muốn làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho em trai thì cần những gì, thủ tục có phức tạp không và khoảng thời gian bao lâu ạ.

     Mong nhận được phản hồi từ luật sư ạ.

     Trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về khai nhận di sản thừa kế

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Khai nhận di sản thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về khai nhận di sản thừa kế như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Khai nhận di sản thừa kế

2. Nội dung tư vấn về Khai nhận di sản thừa kế

     Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. [caption id="attachment_196851" align="aligncenter" width="500"] Khai nhận di sản thừa kế[/caption]

2.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

     Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thừa kế theo pháp luật không áp dụng đối với mọi trường hợp, mà chỉ áp dụng đối với một số trường hợp nhất định đối với từng loại tài sản.

2.2. Thừa kế thế vị phát sinh trong trường hợp nào

     Căn cứ theo Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Thừa kế thế vị:

Điều 652: Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

       Như vậy, thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

     Đối với trường hợp của bạn, ngôi là của gia đình bạn đang đứng tên ông bà bạn, ba của bạn là người con trai duy nhất của ông bà, cả ông bà và ba của bạn đều đã qua đời thì phần tài sản là ngôi nhà đó sẽ được chia thừa kế cho cháu của ông bà tức là các con của ba bạn, vậy người được hưởng thừa kế ở đây chính là bạn và em trai của bạn.

2.3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 

     Căn cứ theo Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế:

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

     Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản qua đời và địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

2.3. Thời hiệu thừa kế

     Căn cứ theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

     Như vậy thời hiệu thừa kế được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

        a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

        b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
[caption id="" align="aligncenter" width="576"] Khai nhận di sản thừa kế[/caption]

 2.4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2020

     Căn cứ quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiến hành theo các bước sau:

     Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Trình tự thực hiện: 

     Những người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

      Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại trụ sở của UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản hoặc nơi có di sản (Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật công chứng 2014).

      Sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hoặc khiếu nại thì người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

  • Hồ sơ pháp lý của các bên được hưởng di sản thừa kế:

     * CMND hoặc hộ chiếu.

     * Sổ hộ khẩu.

     * Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản.

     * Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

     * Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

     * Giấy từ chối hưởng di sản thừa kế (nếu có).

  • Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế:

     * Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết.

      * Di chúc (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản:

      Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có).

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

  • Người được hưởng di sản phải liên hệ Chi cục thuế cấp huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế, lệ phí trước bạ.
  • Hồ sơ bao gồm:

    * Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác…)

     * Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.
     * Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
     * Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
     * Các giấy tờ nhân thân (như mục khai nhận di sản).

     Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản

  • Trình tự thực hiện:
    * Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND cấp huyện nơi có di sản.
    * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.
  • Hồ sơ bao gồm:

     * Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản.

     * Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng.

     * Các giấy tờ nhân thân (như mục khai nhận di sản).

     * Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản

     * Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản

     Kết luận: Đối với trường hợp của bạn, muốn làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho em trai bạn thì cần phải làm thủ tục khai nhân di sản thừa kế.

     Bài viết tham khảo:

  Để được tư vấn chi tiết về Khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp thừa kế vị theo quy định, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178