• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền nhà đất năm 2019.nội dung gồm tên địa chỉ bên nhận ủy quyền, bên ủy quyền..nội dung và phạm vi ủy quyền..

  • Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền nhà đất
  • mẫu giấy ủy quyền nhà đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN MUA NHÀ ĐẤT

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Pháp luật hiện hành quy định về ủy quyền mua nhà đất như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý:

1. Quy định về ủy quyền mua nhà đất được hiểu như thế nào?

     Pháp luật hiện hành hiện không có quy định về khái niệm ủy quyền mua nhà đất mà tại Điều 135 BLDS 2015 có quy định:

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

     Theo đó, ủy quyền nói chung và ủy quyền mua bán nhà đất nói riêng được hiểu là đại diện, một bên đại diện, nhân danh, thay mặt cho bên còn lại để thực hiện giao dịch trong đó có giao dịch mua bán nhà đất và được lập dưới dạng hợp đồng.

     Quy định về ủy quyền mua bán nhà đất là tổng thể các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền mua bán nhà đất: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền...

2. Pháp luật quy định về ủy quyền mua bán nhà đất như thế nào?

     Vì nhà đất là loại tài sản đặc biệt và có giá trị lớn nên các quy định về ủy quyền mua bán nhà đất cũng phải chặt chẽ và chi tiết. Hiện nay, việc ủy quyền mua bán nhà đất được lập dưới dạng hợp đồng và hợp đồng đó phải được công chứng/ chứng thực. Cụ thể:

2.1 Hợp đồng ủy quyền là gì

     Theo quy định tại Điều 562, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.2 Thời hạn ủy quyền

Điều 563 BLDS 2015 quy định:

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

     Như vậy, pháp luật hiện hành cho phép các bên được tự do thỏa thuận về thời hạn ủy quyền, nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định nào khác thì việc ủy quyền chỉ có hiệu lực trong thời hạn 1 năm kể từ ngày xác lập. Trên thực tế, thời hạn ủy quyền mua bán nhà đất có thể được thỏa thuận cho đến khi hoàn tất việc mua bán hoặc thỏa thuận trong thời hạn 5 năm, 10 năm... hoặc có thể dài hơn theo ý chí của các bên.

2.3 Ủy quyền lại

Điều 564 quy định về ủy quyền lại như sau:

Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

     Theo đó, bên nhận ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi có căn cứ thuộc một trong hai trường hợp nêu trên.

2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên

2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, được quy định tại Điều 565:

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.

5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Về quyền của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 566:

Điều 566. Quyền của bên được uỷ quyền

1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.

2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Bên ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 567 và 568 như sau:

Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Điều 568. Quyền của bên uỷ quyền

1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.

2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

2.5 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

     Căn cứ quy định tại Điều 569 BLDS 2015, việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được thực hiện như sau:

  • Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

       Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

  • Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.

Tóm lại, hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất là một loại hợp đồng ủy quyền cụ thể, do đó phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chung về hợp đồng ủy quyền. Bên cạnh đó phải đáng ứng các yêu cầu theo quy định của luật đất đai.


MẪU GIẤY ỦY QUYỀN NHÀ ĐẤT

     Giấy ủy quyền nhà đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền đối với nhà đất, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.  1. Mẫu giấy ủy quyền nhà đất được quy định trong văn bản nào?

     Hiện nay các thuật ngữ như ủy quyền nhà đất, ủy quyền mua nhà đất hay ủy quyền bán nhà đất đã không còn quá xa lạ và cũng rất dễ dàng có thể tìm kiếm được một mẫu giấy ủy quyền nhà đất. Vậy mẫu giấy này có được quy định trong văn bản nào hay không?

     Trong các quy định của pháp luật hiện hành hiện chỉ có các quy định liên quan đến vấn đề ủy quyền hay đại diện, còn văn bản để thể hiện cụ thể nội dung đó như mẫu giấy ủy quyền thì hiện chưa được quy định cụ thể trong văn bản nào. Các mẫu giấy ủy quyền có thể do các văn phòng luật sư hoặc văn phòng công chứng soạn thảo.

     Hiện nay, nhiều người gặp khó khăn trong việc lập hợp đồng ủy quyền nhà đất. Vậy nên, dưới đây là bài trình bày cụ thể hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền nhà đất.

2. Mẫu giấy ủy quyền nhà đất 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————- o0o ———— 

GIẤY ỦY QUYỀN

– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN[1]:

Họ và tên: ................................................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................

Số CMTND: ................................ Ngày cấp:............................ Nơi cấp:.......................................

Quốc tịch: ......................................................................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN[2]

Họ và tên: .....................................................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:  .............................................................................................

Số CMTND: ................................... Ngày cấp: ............................ Nơi cấp: .....................................

Quốc tịch: ...............................................................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN[3]:

1. Phạm vi Ủy quyền

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2. Thời gian Ủy quyền

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN[4]:

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền

...................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền

....................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

>>> Tải Mẫu giấy ủy quyền nhà đất bản đầy đủ

3. Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền nhà đất 

Mục [1], [2]:

  • "Họ và tên": Ghi rõ Họ và tên bằng chữ in hoa, đủ dấu;
  • "Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú": Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt);
  • "Số CMTND": Ghi đầy đủ số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; "Ngày cấp": Ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày cấp, tháng cấp và 04 chữ số cho năm cấp trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; "Nơi cấp": Ghi rõ tên cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • "Quốc tịch": Ghi rõ quốc tịch hiện nay đang thuộc quốc gia nào. 

Mục [3]:

  • "Phạm vi Ủy quyền": Ghi rõ phạm vi ủy quyền nhà đất do hai bên thỏa thuận, ghi cụ thể những công việc ủy quyền;
  • "Thời gian Ủy quyền": Ghi rõ thời gian ủy quyền là bao nhiêu năm và bắt đầu thời gian ủy quyền vào ngày/ tháng/năm nào.

Mục [4]: 

  • "Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền": Ghi rõ các quyền của bên ủy quyền đối với bên được ủy quyền và các nghĩa vụ mà bên ủy quyền phải thực hiện đối với bên được ủy quyền;
  • "Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền": Ghi rõ các quyền của bên được ủy quyền đối với bên ủy quyền và nghĩa cụ mà bên được ủy quyền phải thực hiện đối với bên được ủy quyền.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về mẫu giấy ủy quyền nhà đất:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về mẫu giấy ủy quyền nhà đất như: cách kê khai mẫu giấy ủy quyền, thời hạn ủy quyền, phạm vi ủy quyền... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về mẫu giấy ủy quyền nhà đất về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên Trịnh Hợp

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178