Hưởng chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm
13:50 05/08/2019
Hưởng chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm. Căn cứ vào khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng...
- Hưởng chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm
- chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI DOANH NGHIỆP NỢ TIỀN BẢO HIỂM
Kiến thức của bạn:
Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp liên tục được 2 năm. Nay tôi mới sinh con được 2 tháng thì tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Công ty còn nợ chưa đóng bảo hiểm 2 tháng cuối của tôi. Vậy bây giờ tôi có được hưởng chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm không?
Xin cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Hưởng chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm
Căn cứ vào khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“ 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai ;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
d) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con; 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi” Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo quy định trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ thì đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội 2 năm liên tục trước khi sinh con, bạn sẽ được doanh nghiệp chi trả bảo hiểm thai sản khi nghỉ sinh.
[caption id="attachment_20268" align="aligncenter" width="380"] Chế độ thai sản khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm[/caption]
Ngoài ra, căn cứ vào mục 3 công văn số 856/ LĐTBXH – BHXH của bảo hiểm xã hội Việt Nam về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
“3. Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.”
Theo công văn, đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Như vậy, bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên đóng bảo hiểm xã hội cho bạn trước, để bạn nhận được trợ cấp thai sản sớm nhất đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết tham khảo:
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định pháp luật
- Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định hiện hành