• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được quy định như thế nào?...sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được quy định như thế nào?
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI   

Kiến thức của bạn:

    Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

    Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

     Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

     Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ  giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tóan ; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

  1. Chủ thể của hợp đồng mua hàng hóa

      Chủ thể hợp đòng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân. Ngoài thương nhân, chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa có thể không là thương nhân.

  1. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa :

     Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM (2005):

     “ Hàng hóa bao gồm:

      a, Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

      b, Những vật gắn liền với đất đai”

  1. Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

      Mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Tuy nhiên, trong một số trường, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lợi. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của LTM trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó được lựa chọn áp dụng LTM.

  1. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa:

      Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định được lập thành văn bản tuân theo các quy định đó.

        Bạn có thể  tham khảo các bài viết sau:

        >>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hợp gia công

        >>>> Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công trong thương mại

        Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đầu tư miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

    Trân trọng!.                                                                                                       

    Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178