Hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
14:52 11/06/2018
Hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất có khởi kiện được không? Xác định người quản lý được hưởng di sản
- Hết thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
- Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THƠI HIỆU YÊU CẦU PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn:
Kính gửi: công ty Luật Toàn Quốc. Tôi có một việc riêng liên quan đến đất đai muốn nhờ công ty tư vấn. Ông nội tôi có 2 vợ, sinh được 4 người con trai và 4 người con gái. Ông bà nội tôi đều đã mất, người cuối cùng mất năm 1987. Các người con trai gái của ông bà tôi và các người con dâu rể cũng đều mất hết (hàng thừa kế 1). 3 người con trai của ông bà tôi (vì 1 người hy sinh) có con nối dõi và đều đi làm xa. Ông bà nội tôi để lại một mảnh đất khoảng 400m2 và mảnh ruộng xã chia khoảng 360m2.
Năm 1992, khi đất đai ở địa phương được cấp giấy sử dụng, thì chỉ một người con của chú tôi (em họ tôi) biết và đứng tên toàn bộ. Năm 1997 bố mẹ tôi trở về quê và xây dựng nhà và sân 1/3 diện tích với chủ ý chỉ sử dụng 1/3 thừa kế. Em họ tôi cũng đồng ý với việc làm này. Đất ruộng được xã cấp, bố mẹ tôi không có yêu cầu gì về sử dụng.
Khi bố mẹ tôi bảo em họ tôi chia tách quyền sử dụng đất thì em họ tôi đều né tránh khất lần (1997). Sau khi bố mẹ tôi mất cho đến nay, tôi tiếp tục liên hệ với em họ tôi và đề nghị tách quyền sử dụng đất, nhưng đều bị khất lần. Gần đây, tôi thấy có nói về thời hiệu thừa kế về bất động sản. Vậy tôi xin đoàn Luật gia Toàn Quốc giải thích giúp:
1. Bố mẹ tôi đã xây dựng trên 1/3 diện tích tổng của ông bà tôi, tới nay được 21 năm và bây giờ tôi đang sử dụng, thì tôi có đưa đơn đòi được quyền sử dụng đất được nữa không; vì người cuối cùng trong ông bà tôi mất đã được 31 năm?
2. Nếu không đòi được quyền sử dụng đất, thì tôi phải sử dụng tiếp nhà và sân đó theo hình thức nào? Nếu tôi muốn làm ranh giới phân chia cũng không biết căn cứ vào đâu?
3. Một người em họ nữa của tôi, (của người con thứ 3 của ông tôi) cũng nói sẽ về ở, nhưng người em họ đang giữ giấy sử dụng đất phản đối, có lần gay gắt phải đưa ra xã hòa giải (sự việc xảy ra 8 năm trước), thì có đưa đơn xin thừa kế được không?
Chúng tôi là những người không nắm về luật và một thời gian dài không quan tâm đến quyền sở hữu. Vậy mong công ty Luật Toàn Quốc quan tâm tư vấn giúp. Mong nhận được tư vấn của công ty.Trân trọng cám ơn công ty Luật Toàn Quốc. Chúc công ty ngày một phát triển.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế
1. Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Theo thông tin bạn cung cấp, người cuối cùng trong ông bà bạn chết năm 1987 không để lại di chúc. Năm 1992, một người cháu đã làm thủ tục đứng tên toàn bộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất của ông bà để lại. Năm 1997 bố mẹ bạn có về sử dụng 1/3 diện tích đất này và yêu cầu người cháu này chia tách lại quyền sử dụng đất. Nhưng sự việc đến này chưa được giải quyết. [caption id="attachment_94483" align="aligncenter" width="450"] Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế[/caption]
Hiện bố mẹ bạn cũng đã mất. Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế là thời điểm ông bà chết cuối cùng là năm 1987 đến nay đã hết nên người thừa kế không còn quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Khi đó di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản theo quy định tại khoản 1 điều 623 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
2. Xác định người quản lý di sản
Do thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế đã hết nên di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Do các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn đều không còn nên người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ hai trong đó có cháu ruột của người chết là ông bà.
Nếu bạn và người cháu kia là hai người thừa kế đang quản lý di sản quyền sử dụng đất của ông bà bạn thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án xác định người quản lý di sản thừa kế nếu người cháu kia chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người cháu kia đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn có thể gửi đơn kiến nghị, phản ánh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đó không đúng đối tượng sử dụng đất do xác định người thừa kế tại thời điểm cấp giấy.
Do vụ việc của bạn qua nhiều năm có nhiều diễn biến sự việc chưa rõ và không được tiếp xúc với hồ sơ, giấy tờ có liên quan nên trên đây chỉ là quan điểm tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin bạn cung cấp. Để bảo đảm quyền và lợi ích của mình bạn nên gặp trực tiếp luật sư để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo:
- Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
- Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Để được tư vấn chi tiết về thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.