Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào?
12:38 13/08/2017
Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào ?,Tôi và chồng cũ đã ly hôn cách đây hơn một năm [...]

Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào?
Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản
Pháp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HÀNH VI QUẤY RỐI HÀNH HUNG ĐẬP PHÁ TÀI SẢN SAU KHI LY HÔN THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Câu hỏi của bạn:
Nội dung tư vấn: Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào ?
Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho người phụ nữ lựa chọn để giải thoát tình trạng hôn nhân lâm vào tình trạng quá chán chường, người vợ cũng thoát khỏi cảnh bạo hành của người chồng. Tuy nhiên, cũng không hẳn như vậy ! Vấn nạn chồng cũ quay về đập phá đồ đạc, hành hung, quấy rối người vợ sau khi ly hôn vẫn diễn ra thường xuyên ở các địa phương. Để giải quyết hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn thì cần có chế tài đủ nghiêm khắc và các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý triệt để hành vi này.
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt từ thời điểm nào ?
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn hôn nhân như sau:
Điều 57: Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
" 1.Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật."
Trường hợp quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn đó là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp quấy rối đập phá của chồng cũ của bạn thì bạn cần lưu lại toàn bộ những lời đe dọa, việc hành hung bạn như thế nào ? để làm bằng chứng tố cáo người đó ra chính quyền địa phương để có chứng cứ có giá trị pháp lý.
Bản thân người chồng sau khi ly hôn thì đã chấm dứt quan hệ hôn nhân với người vợ. Thực chất mà nói người chồng cũ lúc này chỉ có quyền và nghĩa vụ duy nhất là thăm nom con và cấp dưỡng cho con. Do vậy, hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản của người chồng sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng tình huống cụ thể.
[caption id="attachment_46137" align="aligncenter" width="471"] Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản[/caption]
2. Hành vi quấy rối đập phá tài sản sau khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào?
a) Trường hợp hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi thì ly hôn bị xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ theo nghị định 167/2013 có quy định về hành vi quấy rối trật tự công cộng như sau:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản của người khác có thể bị xử phạt theo điểm d, đ của khoản 1 điều 5 về vi phạm trật tự công cộng tại nghị định 167/2013.
Ngoài ra khi có hành vi hành hung người khác mà xâm hại đến sức khỏe của người khác còn bị phạt theo khoản 3 điều 5 của Nghị định 167/2013.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
....
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
Quy định trên cho thấy mức xử phạt về hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản của người khác là còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Do hai vợ, chồng đã tiến hành ly hôn nhưng việc xử lý hành vi này được quy vào việc xử lý theo hành động quấy rối công cộng, chứ không liên quan đến luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nghĩa là cơ quan chức năng địa phương đó chỉ xử lý khi người gây rối thực hiện hành vi của mình một cách rõ ràng như đập phá đồ đạc, đánh người gây thương tích. Hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản này phải rõ ràng, cụ thể thì mới bị xử phạt còn những lúc chỉ âm ỉ đe dọa tinh thần của vợ, con thì... chưa đến mức phải xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Trường hợp hành vi quấy rối hành hung đập phá tài sản sau khi ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Thứ nhất, Hành vi của chồng cũ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 BLHS hiện hành.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Yếu tố cấu thành của tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản
- Chủ thể của thực hiện tội phạm : Cũng giống như các tội xâm phạm quyền sở hữu khác. Chủ thể thực hiện tội này là người có năng lực hành vi dân sự và đạt độ tuổi nhất định. Cụ thể là 16 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Người từ 14 đến 16 tuổi sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3,4 điều 143.
- Khách thể của tội phạm: Người phạm tội đã xâm phạm trực tiếp quan hệ sở hữu của người bị hại. Nếu người phạm tội thực hiện hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà gây nên chết người hoặc thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp xác định hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện các hành vi: hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản. Hủy hoại tài sản là hành vi làm mất hẳn chức năng sử dụng của tài sản. Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi gây thiệt hại chức năng của tài sản nhưng vẫn có thể phục hồi lại chức năng đó. Người phạm tội thực hiện qua các phương thức: đốt cháy, đập phá, dùng hóa chất...
- Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tức là người phạm tội gây ra thiệt hại về tài sản có giá trị 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích phạm tội là muốn làm hủy hoại hoặc hư hỏng tài sản của người khác.
- Về hình phạt: Tùy vào mức độ gây thiệt hại cụ thể cũng như tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1,2,3,4 điều 104 của Bộ luật hình sự hiện hành.
Do bạn chưa cung cấp cho chúng tôi chính xác mức độ thiệt hại của việc đập phá tài sản của chồng cũ bạn nên chúng tôi chưa thể chắc chắn được hành vi đó có cấu thành tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản hay không?. Do đó, đối với trường hợp bạn đã xác định được mức độ thiệt hại tài sản do hành vi đập phá tài sản gây nên thì bạn hoàn toàn có thể đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án để tố giác hành vi của chồng cũ bạn.
- Bồi thường thiệt hại khi người phạm tội thực hiện hành vi đập phá tài sản
Về mặt thực tế, nếu người chồng cũ đập phá tài sản của bạn. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người chồng đó bồi thường thiệt hại. Hai bên tiến hành thỏa thuận và yêu cầu bồi thường những khoản cụ thể như: giá trị tài sản bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản đó... Sau khi bạn tố giác hành vi đập phá tài sản của bạn ra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm như trên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được tiến hành luôn trong vụ án hình sự.
Thứ hai, hành vi hành hung của chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS hiện hành.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: