Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót
19:18 09/09/2019
Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót. Căn cứ theo khoản 1 điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng...
- Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót
- nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI QUYẾT NGHỈ HƯU KHI HỒ SƠ CÔNG TÁC VÀ VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ CÓ SAI SÓT
Kiến thức của bạn:
Chào Luật sư. Tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau:
Tại cơ quan em có 1 trường hợp như sau: Tháng 8 năm nay 2017 cơ quan giải quyết cho 1 trường hợp nghỉ hưu nay đã thông báo đến người lao động làm thủ tục và các giấy tờ có liên quan để nộp cơ quan bảo hiểm xã hội như hồ sơ lý lịch xin việc, hợp đồng lao động, quyết định nâng lương hàng kỳ, quyết định bổ nhiệm, quyết định nghỉ hưu …nhưng lại vướng giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu là 3/8/ 1955. Tuy nhiên, các hồ sơ công tác và các văn bằng chứng chỉ khác có liên quan là 3/8/ 1957 việc giải quyết nghỉ hưu theo hồ sơ 1957. Vậy tháng 8 này khi đến hạn nghỉ thì có khó khăn gì không trong việc nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội và việc nhận chế độ lương hưu sau này thế nào? Xin Luật sư tư vấn và phải làm như thế nào?
Xin trân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch
- Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 9 năm 2015 ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
Nội dung tư vấn :
1. Điều kiện hưởng lương hưu
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định bảo hiểm xã hội như sau:Căn cứ theo khoản 1 điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu quy định như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Theo như quy định trên, đối với người lao động làm công việc bình thường về điều kiện hưởng lương hưu là khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi hưởng lương hưu nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. [caption id="attachment_30130" align="aligncenter" width="311"] Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót[/caption]
2. Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót
Căn cứ tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch như sau:
“1.Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3.Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, mọi hồ sơ giấy tờ của cá nhân phải phù hợp với Giấy khai sinh. Trong trường hợp của bạn, bạn phải sửa đổi thông tin ở hồ sơ công tác, giấy tờ và văn bằng chứng chỉ nào chưa phù hợp với Giấy khai sinh.
Liên hệ với trường hợp của bạn, trong giấy khai sinh, thẻ căn cước và sổ hộ khẩu là 3/8/ 1955 nhưng các hồ sơ công tác và các văn bằng chứng chỉ khác có liên quan là 3/8/ 1957. Như vậy, có sự sai sót về năm sinh, bạn cần phải điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ liên quan, cụ thể:
Căn cứ vào Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 9 năm 2015 ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
“Điều 26. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ:
a)Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
b)Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
c)Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
d)Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ lịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
đ) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.
2.Trình tự, thủ tục chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:
a)Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
b)Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c)Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;
Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.”
Như vậy, để có thể giải quyết nghỉ hưu cho người lao động trong quá trình nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm không gặp khó khăn khi năm sinh trong giấy khai sinh, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu khác với năm sinh trong hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ. Trước hết, người lao động cần làm thủ tục điều chỉnh lại thông tin hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ đúng với thông tin trong giấy khai sinh.
Khi tính tuổi nghỉ hưu sẽ căn cứ vào giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của bạn. Vì vậy, trong trường hợp lí lịch của người lao động trong cơ quan bạn có sai sót với giấy khai sinh thì bạn phải căn cứ vào giấy khai sinh để làm căn cứ giải quyết hồ sơ hưởng lương hưu.
Như vậy, khi giải quyết cho người lao động nghỉ hưu bạn cần phải căn cứ vào thông tin ở giấy khai sinh và sổ hộ khẩu của người lao động là 3/8/1955 chứ không được làm theo hồ sơ 1957. Và bạn cũng cần căn cứ vào hồ sơ 1955 để tính tuổi giải quyết nghỉ hưu cho người lao động. Nếu bạn làm hồ sơ sai thông tin cơ quan bảo hiểm sẽ không chấp nhận và không giải quyết hưởng lương hưu cho người lao động. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho cơ quan bạn cũng như việc hưởng lương hưu sau này của người lao động thì cơ quan phải làm theo đúng hồ sơ 3/8/1955.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động
Điều kiện hưởng lương hưu và hồ sơ hưởng lương hưu Để được tư vấn chi tiết về Giải quyết nghỉ hưu khi hồ sơ công tác và văn bằng chứng chỉ có sai sót, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.