Giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng
17:01 16/05/2018
Trình tự thủ tục giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng. Xóa đăng ký thế chấp sau khi giải chấp

Giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng
Giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Kiến thức của bạn
Trình tự thủ tục giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng
Kiến thức của luật sư
Cơ sở pháp lý
- Thông tư liên tịch 09/2016/TT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Thông tư 26/2015/TT-NHNN trình tự thủ tục, thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.
Nội dung kiến thức giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp tại các tổ chức tín dụng theo khoản 1 thông tư 26/2015/TT-NHNN bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;
- Nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Nhà ở hình thành trong tương lai được xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1. Giải chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai
Theo quy định tại điều 10 thông tư 26/2015/TT-NHNN, việc giải chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai khi thế chấp tại các tổ chức tín dụng được thực hiện như sau: Bên nhận thế chấp và bên thế chấp được thỏa thuận lựa chọn việc giải chấp một phần thông qua việc rút bớt tài sản thế chấp hoặc giải chấp toàn bộ tài sản thế chấp.
Trình tự thủ tục thực hiện như sau:
- Bên thế chấp gửi văn bản đề nghị giải chấp và các giấy tờ có liên quan theo thỏa thuận về giải chấp giữa các bên cho bên nhận thế chấp;
- Bên nhận thế chấp có văn bản đồng ý giải chấp và hoàn trả cho bên thế chấp văn bản đồng ý giải chấp, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận về giải chấp giữa các bên. Văn bản thỏa thuận này phải được công chứng theo quy định của pháp luật để làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp
2. Xóa đăng ký thế chấp sau khi giải chấp
Theo quy định tại điều 26 thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, hồ sơ xóa đăng ký thế chấp bao gồm:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK;
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp;
- Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Giấy tờ ủy quyền (nếu có)
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai). Nên có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Thời hạn xóa đăng ký thế chấp: trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Điều kiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai
Để được tư vấn chi tiết về giải chấp nhà ở hình thành trong tương lai, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.