Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định
21:10 21/03/2019
Chúng tôi xin kết luận quan điểm tư vấn về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản: Bạn hoàn toàn có quyền nghỉ dưỡng sức 5 ngày theo...
- Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định
- Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
Câu hỏi của bạn về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
Xin hỏi luật sư. Tôi hiện là viên chức, tôi vừa nghỉ thai sản được 6 tháng, nay tôi đi làm lại và xin nghỉ thêm 5 ngày dưỡng sức. 5 ngày nghỉ dưỡng sức là của luật BHXH đưa ra, nhưng tôi không biết là luật bên bảo hiểm có nằm trong luật lao động không. Vì cơ quan nơi tôi làm việc chỉ giải quyết cho những trường hợp có nằm trong luật lao động. Nếu tôi nghỉ quá 3 ngày sẽ bị hạ bậc. Trừ trường hợp nghỉ trong luật lao động cho phép thì tôi mới không bị hạ bâc. Xin cám ơn!
Câu trả lời của luật sư về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
1. Căn cứ pháp lý về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
- Bộ luật lao động
- Nghị định 24/2018/NĐ- CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động
2. Nội dung tư vấn về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
Chế độ thai sản nói chung cũng như chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nói riêng có ý nghĩa nhân vân lớn trong quy định của luật pháp nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ nhằm giúp người lao động nữ phục hồi sức khỏe sau sinh hay nhận nuôi con. Thông qua chế độ thai sản, chức năng làm mẹ của lao động nữ được nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện.
2.1. Quy định về dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
Sau thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ dưỡng sức nếu sức khỏe chưa hồi phục. Căn cứ tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
"Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này." Trả lời câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm rằng: Luật bảo hiểm xã hội không nằm trong Luật lao động. Theo quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của luật BHXH thì lao động nữ được hưởng chế độ dưỡng sức nếu sức khỏe chưa hồi phục sau thời gian nghỉ thai sản. Quy định này áp dụng đối với tất cả lao động nữ kể cả lao động nữ là viên chức hay công chức.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ dưỡng sức sau thai sản. Việc cơ quan bạn không cho bạn nghỉ dưỡng sức sau sinh hoặc chỉ cho nghỉ không quá 03 ngày là sai với quy định của pháp luật. Với trường hợp này bạn có thể khiếu nại về hành vi vi phạm của người đứng đầu cơ quan nơi bạn làm việc.
Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về thủ tục giải quyết khiếu nại về lao động như sau:
Khiếu nại về lao động là việc người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thủ tục, trình tự khiếu nại như sau:
Ngoài ra, người khiếu nại còn có các quyền sau đây:
- Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Rút khiếu nại theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Khiếu nại lần hai;
Kết luận: Chúng tôi xin kết luận quan điểm tư vấn như sau: Luật bảo hiểm xã hội không nằm trong Bộ luật lao động. Bạn hoàn toàn có quyền nghỉ dưỡng sức 5 ngày theo quy định của pháp luật. Việc cơ quan bạn không cho bạn nghỉ dưỡng sức sau sinh hoặc chỉ cho nghỉ không quá 03 ngày là sai với quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết về Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Vũ Quỳnh
2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại về lao động
[caption id="attachment_153241" align="aligncenter" width="450"] Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản[/caption]