• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ngày 30/03/2020, TANDTC ban hành Công văn 45/2020/TANDTC-PC về xác định tội danh đối với hành vi đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam

  • Đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam
  • đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐƯA TRÁI PHÉP KHẨU TRANG Y TẾ RA KHỎI BIÊN GIỚI

Câu hỏi của bạn về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp đó là: một người đưa khẩu trang y tế ra nước ngoài mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì phạm tội gì? Mong Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới:

     Dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến ngày một phức tạp, đây không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là mối lo lắng chung của toàn thế giới. Dịch bệnh bùng phát kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có sự gia tăng của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm liên quan đến hành vi đưa trái phép các loại thuốc, khẩu trang y tế, thiết bị phòng chống dịch ra khỏi biên giới nhằm trục lợi. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới phạm tội gì và mức hình phạt ra sao:

2.1 Đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam phạm tội gì?

2.1.1 Xác định tội danh

     Ngày 28 tháng 02 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 20/CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dich Covid-19. Nghị quyết nêu rõ, Bộ y tế chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước). Do đó, những trường hợp đưa khẩu trang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không được cơ quan có thẩm quyền cho phép và vì mục đích trục lợi đều là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam phạm tội gì?

     Tại tiểu mục 1.7, mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC có quy định:

1.7. Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188.

     Tại Khoản 8, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định thiết bị y tế gồm có: mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay... Mà thiết bị y tế được ghi nhận là một nhóm trong ba nhóm vật tư y tế.

     Do đó, khẩu trang y tế chính là vật tư y tế và đây được là một trong nhưng vật dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Căn cứ quy định trên, hành vi đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhằm trục lợi thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 BLHS.

2.1.2 Phân tích yếu tố cấu thành tội phạm của tội buôn lậu

Tại Khoản 1 Điều 188 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Theo đó, các yếu tố cấu thành tội buôn lậu được xác định như sau:

  • Về mặt chủ thể: Điều luật có quy định chủ thể của tội này là "người nào", do đó chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì đều có thể trở thành chủ thể của tội buôn lậu;
Khách thể: 
  • Khách thể của loại tội phạm này là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là chính sách quản lý nội thương và ngoại thương Việt Nam;
  • Đối tượng tác động của tội buôn lậu là Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Đối với trường hợp đưa trái phép khẩu trang y tế qua biên giới thì đối tượng tác động cụ thể là mặt hàng khẩu trang y tế phục vụ cho việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19;
Về mặt khách quan: được thể hiện ở hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu vực phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật; Về mặt chủ quan: 
  • Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm và họ cũng thấy được thiệt hại do hành vi phạm tội đó gây ra nhưng vẫn thực hiện. Trong tình hình hiện nay, người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ khẩu trang y tế là mặt hàng thiết yếu, quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, số lượng hàng hóa sản xuất không đủ tiêu thụ trong nước và chỉ được xuất khẩu ra nước ngoài với một số lượng cho phép và vì những mục đích nhất định nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.
  • Động cơ và mục đích phạm tội: không là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này nhưng đối với hành vi buôn lậu mặt hàng khẩu trang y tế trong thời điểm dịch bệnh bùng phát thì đa số người thực hiện hành vi này đều vì mục đích lợi nhuận.
[caption id="attachment_192932" align="aligncenter" width="450"] đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới[/caption]

2.2 Mức hình phạt đối với hành vi đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam?

Điều 188 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về mức hình phạt của tội buôn lậu như sau:

Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     Như vậy, đối với cá nhân phạm tội thì có thể chịu khung hình phạt thấp nhất là từ 6 tháng đến 3 năm tù, khung hình phạt cao nhất là 12 năm đến 20 năm tù; đối với pháp nhân phạm tội thì bị mức hình phạt là từ 300.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng. 

     Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam và cả thế giới đang chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, cá nhân lợi dụng tình trạng này thực hiện hành vi đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam có thể sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm tù theo quy định tại Khoản 4 nêu trên.

     Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 188 và Mục 2 Công văn 45/TANDTC-PD, ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tù, phạt tiền, cá nhân, pháp nhân phạm tội còn bị áp dụng các biện pháp bổ sung và biện pháp tư pháp như: phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thực hiện công việc nhất định, tịch thu tài sản đối với cá nhân; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực, cấm huy động vốn đối với tổ chức.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề đưa trái phép khẩu trang y tế ra khỏi biên giới Việt Nam phạm tội gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178