Đóng BHTN ở 2 công ty thì khi nghỉ việc hưởng như thế nào?
11:43 28/09/2019
Đóng BHTN ở 2 công ty là trường hợp NLĐ cùng lúc đi làm ở cả 2 công ty và cả 2 công ty đều đóng BHTN và ko rõ quyền lợi được giải quyết ra sao khi nghỉ việc
- Đóng BHTN ở 2 công ty thì khi nghỉ việc hưởng như thế nào?
- đóng BHTN ở 2 công ty
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đóng BHTN ở 2 công ty
Câu hỏi của bạn về đóng BHTN ở cả 2 công ty:
Chào luật sư tôi có vấn đề như sau:
Hiện tại tôi làm cho 2 cty khác nhau và hai cty đó đều có đóng bảo hiểm. Vậy tôi sẽ được lãnh bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Có người nói là chỉ cần 1 cty đóng bảo hiểm là đc phải ko ạ.?
Mong câu trả lời. Thành thật cám ơn rất nhiều ạ!
Câu trả lời của Luật sư về đóng BHTN ở 2 công ty:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đóng BHTN ở 2 công ty, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đóng BHTN ở 2 công ty như sau:
1. Căn cứ pháp lý về đóng BHTN ở 2 công ty:
2. Nội dung tư vấn về đóng BHTN ở 2 công ty:
Làm cùng lúc nhiều công ty để có mức thu nhập mong muốn là điều mà không ít người lao động hướng tới. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm rõ các quy định của pháp luật để biết cách đóng bảo hiểm như thế nào để tối đa nhất quyền lợi của mình.
2.1. Đóng BHTN ở 2 công ty:
Căn cứ Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Như vậy, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ hai công ty trở lên thì bạn chỉ có thể đóng một bảo hiểm xã hội tại nơi bạn giao kết hợp đồng lao động đầu tiên mà không được phép tham gia đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau. Do đó, nếu bạn có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thủ tục gộp thành 1 sổ duy nhất.
Tuy nhiên bạn cần xem xét trong trường hợp bạn làm ở cả 2 công ty mà cả 2 công ty này đều đóng BHXH và BHTN thì thời gian đóng BHXH và BHTN ở 2 công ty này sẽ bị trùng. Bạn chỉ phải đóng BHXH và BHTN ở công ty bạn giao kết hợp đồng lao động đầu tiên. Do đó, nếu đóng ở cả 2 công ty cùng lúc như vậy là trái quy định pháp luật.
Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người sử dụng lao động và người lao động, khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP đã nêu rõ:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng cùng lúc với 2 công ty thì công ty đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN cho người lao động. Công ty thứ 2 sẽ trả tiền tham gia BHXH, BHTN trực tiếp vào lương bằng mức đóng BHXH, BHTN. Do đó, trường hợp bạn làm việc tại nhiều công ty khác nhau, bạn chỉ tham gia bảo hiểm xã hội 1 công ty thì các công ty còn lại hoàn toàn biết được bạn đang làm việc tại nhiều nơi. [caption id="attachment_176201" align="aligncenter" width="397"] Đóng BHTN ở 2 công ty[/caption]
2.2. Thủ tục gộp sổ BHXH:
Căn cứ tại khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
Do đó người tham gia có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.
Các bước làm thủ tục gộp sổ BHXH như sau:
Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân trên sổ BHXH
Kiểm tra thông tin các nhân của người tham gia (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch) trên 2 sổ BHXH, xảy ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thông tin cá nhân người lao động trùng khớp thì thực hiện kiểm tra tiếp quá trình đóng BHXH
Trường hợp 2: Thông tin cá nhân người tham gia khác nhau thì làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân để thông tin trên 2 sổ BHXH trùng khớp.
Hồ sơ bao gồm:
- Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.
- Sổ BHXH sai thông tin
- Các giấy tờ (CMTND/giấy khai sinh/ trích lục khai sinh/...)
- Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.
=> Nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân sai cho cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai thông tin
Lưu ý: Trường hợp số CMTND/Thẻ căn cước trên 2 sổ BHXH khác nhau, đơn vị không cần làm hồ sơ điều chỉnh
Bước 2: Kiểm tra nột dung ghi nhận sổ BHXH
Qúa trình đóng BHXH trên sổ BHXH sẽ xảy ra các trường hợp ghi nhận thiếu quá trình tham gia, sai chức danh
Trường hợp 1: Nội dung ghi nhận trên sổ BHXH đầy đủ, chính xác.
Trường hợp 2: Nội sung trên sổ ghi nhận thiếu quá trình đóng/sai thông tin chức danh/mức lương,....=> Làm hồ sơ điều chỉnh nội dung ghi trên sổ BHXH
Hồ sơ bao gồm:
- Sổ BHXH
- Công văn do đơn vị xác nhận điều chỉnh sai chức danh/mức lương/ .... (nếu có)
- Mẫu D02-TS (nếu có)
=> Nộp lên cơ quan BHXH nơi cấp sổ BHXH sai cho NLĐ để điều chính lại thông tin chính xác trước khi làm hồ sơ gộp sổ BHXH
Bước 3: Thủ tục gộp sổ BHXH
Sau khi thực hiện kiểm tra thông tin ghi nhân trên sổ BHXH thông tin đầy đủ chính xác, tiếp theo làm hồ sơ gộp sổ BHXH gồm:
- Mẫu TK1-TS(Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số (14) nội dung thay đổi, yêu cầu.
- 2 sổ BHXH
- Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.
Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy đinh. Không quá 45 ngày đối với trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH tại các tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị.
2.3. Về việc hưởng BHTN
Bạn phải đi làm thủ tục gộp 2 quyển sổ BHXH rồi khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trung tâm dịch vụ việc làm ở đó họ mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho mình. Còn nếu mình không làm thủ tục gộp sổ thì cũng không thể mang 2 quyển sổ BHXH lên Trung tâm dịch vụ việc làm vì như vậy họ sẽ không giải quyết quyền lợi cho mình. Họ chỉ giải quyết quyền lợi cho mình ở quyển sổ BHXH ở hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Kết luận:
- Mỗi người lao động sẽ chỉ có một quyển sổ bảo hiểm xã hội. Nếu đi làm cùng lúc ở cả 2 công ty thì bạn sẽ chỉ phải đóng BHXH, BHTN ở HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- Quyển sổ còn lại ở công ty kia mình sẽ phải đi làm thủ tục gộp sổ tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi người lao động tham gia bảo hiểm.
- Khi có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trước khi nộp hồ sơ hưởng mình phải đi làm thủ tục gộp sổ. hoặc không họ cũng chỉ tiếp nhận sổ BHXH đóng ở công ty có HĐLĐ giao kết đầu tiên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Tư vấn về cách hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng có được cộng dồn?
Để được tư vấn vấn chi tiết về đóng BHTN ở 2 công ty, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Thu Huyền