• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ...Người ăn xin có phải là công dân... Đối tượng chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở...Hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào...

  • Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay
  • Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ

Câu hỏi về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ    

     Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi vệ trợ cấp xã hội:

     Người ăn xin có phải là công dân không? Và việc thành phố Hồ Chí Minh có đủ thẩm quyền thu gom người ăn xin vào trung tâm bảo trợ xã hội không.

Câu trả lời về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ

2. Nội dung tư vấn về đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ

2.1. Người ăn xin có phải là công dân

     Công dân là người có quốc tịch của một quốc gia nhất định, được Nhà nước bảo hộ và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Theo quy định tại điều 5 Luật Quốc tịch thì Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Việc xác định một người có quốc tịch Việt Nam hay không được thực hiện theo điều 14:

     "Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:

     1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;

     2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;

     3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

     4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;

     5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

     Về cơ bản, người sinh ra có bố, mẹ có quốc tịch Việt Nam hoặc sinh ra trên lãnh thổ nước Việt Nam không rõ bố mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Việc xác định người ăn xin có phải công dân hay không cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên tắc trên. Theo đó, người ăn xin chủ yếu là những người già, trẻ em, người khuyết tật không có khả năng lao động. Họ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có bố mẹ là người có quốc tịch Việt Nam vì thế họ là công dân Việt Nam. Cần lưu ý hiện nay có một bộ phận nhỏ người nước ngoài sang Việt Nam hành nghề ăn xin để chuộc lợi, họ không phải công dân Việt Nam mà chỉ là công dân của nước họ có quốc tịch.  [caption id="attachment_133396" align="aligncenter" width="298"]Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ[/caption]

2.2. Đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội

     Theo quy định tại điều 25 nghị định 136/2013/NĐ-CP thì đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

     "1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

     a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

     b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

     c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

     2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

     a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

     b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

     c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

     3. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.

     4. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

     a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

     b) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

     Như vậy, căn cứ vào điều luật trên, người lang thang xin ăn đang chờ đưa về nơi cư trú cũng là một trong những đối tượng được ưu tiên đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Về thẩm quyền quyết định, theo khoản 2 điều 30 nghị định 136/2013/NĐ-CP thì 

     2. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đi với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, bao gồm:

     a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

     b) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

     c) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

     d) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;

     đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

     e) Quyết đnh tiếp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

     Như vậy, về cơ bản đối với người ăn xin, để đưa người ăn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội cần đến văn bản đề nghị của chủ tịch UBND xã nơi phát hiện đối tượng đang ăn xin. UBND thành phố Hồ Chí Minh lúc này với vai trò là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước sẽ phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội đôn đốc, giám sát hướng dẫn các cơ quan cấp dưới tiến hành tập trung quản lý người ăn xin để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

     Tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết về Đối tượng được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178