• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế gồm công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tự do và một số đối tượng khác.

  • Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế
  • đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế
  • Tư vấn luật bảo hiểm
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế; Những đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiêm y tế; trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì có phải tham gia hết không.... Với những vướng mắc trên Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây.

1. Bảo hiểm y tế đươc hiểu như thế nào?

     Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng trong việc chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người tham gia bảo hiểm, đồng thời hình thành nên quỹ bảo hiểm y tế, là một nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện mục đích công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

      Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, có một số đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế như sau:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

  • Người được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp hoặc người bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
  • Người lao động phải nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc và đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

  • Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan, học viên...
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
  • Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
  • Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
  • Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
  • Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều nhưng không thuộc trường hợp được NSNN đóng BHYT theo quy định.
  • Học sinh, sinh viên.
  • Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

3. Giải quyết khi một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc

     Theo quy định Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế.       Như vậy, nếu trường hợp một người vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động đóng, vừa thuộc một trong những đối tượng tham gia còn lại thì người lao động sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng được doanh nghiệp đóng hàng tháng.

4. Hỏi đáp về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

Câu hỏi 1: Bảo hiểm y tế chi trả những chi phí gì cho người tham gia bảo hiểm y tế?

     Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây:
  • Các dịch vụ khám và chữa bệnh, bao gồm khám thai định kỳ và sinh con.
  • Chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc khi cần chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong quá trình điều trị nội trú.
  • Các biện pháp phòng ngừa bệnh tật.
  • Các dụng cụ và phương tiện hỗ trợ trong quá trình phục hồi chức năng.
  • Các dịch vụ sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, và sàng lọc bệnh lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai.
  • Các dịch vụ sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh mạn tính.
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Dịch vụ khám và chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người khuyết tật nặng.

Câu hỏi 2: Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có bắt buộc tham gia không?

Theo luật bảo hiểm y tế, việc tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với học sinh, sinh viên. Luật Bảo hiểm y tế đã quy định rằng học sinh, sinh viên nằm trong nhóm người phải tham gia bảo hiểm y tế và sẽ nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (mức hỗ trợ từ 30% đến 100% tùy thuộc vào nhóm đối tượng ưu tiên). Nếu không tham gia bảo hiểm y tế, cá nhân có thể phải chịu mức phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Câu hỏi 3: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị bao nhiêu lâu?

Hiện nay không còn quy định về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT mà chỉ quy định về thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng và thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178