• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè:Thời gian nghỉ hè đối với giáo viên là 2 tháng và trùng với thai sản..

  • Quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên khi trùng với nghỉ hè
  • thời gian hưởng chế độ khi sinh con
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:   

      Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được tư vấn giúp như sau: Thời gian nghỉ hè thường là 2 tháng rơi vào tháng 6 và tháng 7. Trường hợp thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản thì giáo viên có được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng như bình thường (từ T2--> tháng 08/2018) và xin nghỉ phép nghỉ bù 2 tháng phép về sau nữa không? Nếu trong trường hợp thời gian thai sản của giáo viên có tính nghỉ hè mà nhà trường không bố trí được người làm thay thế cho giáo viên đó thì nhà trường có phải trả lương thêm 2 tháng đó nữa không? Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè được nghỉ bù không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Quyền lợi của giáo viên theo quy định của pháp luật hiện hành

     Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. 

    Điều 70, Luật giáo dục 2019 quy định về quyền lợi của giáo viên như sau:

1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, theo quy định hiện nay, nghỉ hè là một trong những quyền lợi cơ bản của giáo viên.

2. Quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của giáo viên

    Việc quy định chi tiết về thời gian giảng dạy, làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi của giáo viên một cách hợp lý sẽ đảm bảo được quy chế dạy và học được diễn ra một cách suôn sẻ. Việc này không chỉ có ý nghĩa đối với giáo viên và các em học sinh mà còn là căn cứ để các phụ huynh xác định được thời gian học tập của con em mình.

2.1. Quy định về thời gian làm việc của giáo viên

    Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc trong một năm của giáo viên như sau:
     Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
  • 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
  • 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
  • 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
     Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
  • 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
  • 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
      Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
  • 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
  • 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

2.2. Quy định về thời gian nghỉ thai sản của giáo viên

    Ngoài thời gian hưởng chế độ khi khám thai, khi sinh con, người lao động sẽ có thêm chế độ về thời gian hưởng chế độ sinh con. Quy định về thời gian hưởng chế độ sinh con, khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định như sau:

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Như vậy, tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong đó thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì giáo viên nữ sau khi sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày, cụ thể:

  • Lao động nữ sinh đôi trở lên sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày.

  • Lao động nữ sinh mổ được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày.

  • Lao động nữ sinh thường sẽ được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe tối đa là 5 ngày.

      Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.  Ngoài ra, thời gian nghỉ dưỡng sức, giáo viên nữ còn được trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định hiện hành. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng nên mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30%*1.490.000= 447.000 đồng.

2.3. Quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên

   Điều 3, Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên. Theo đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên được xác định như sau:

  • Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
  • Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
  • Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
  • Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

     Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định trên, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp nếu có như bình thường.

3. Giáo viên sinh con trùng thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không

    Nghỉ hè và nghỉ thai sản là hai quyền lợi cơ bản đối với giáo viên nữ khi làm việc tại các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Vậy trong trường hợp giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ giải quyết thế nào? Liệu trong trường hợp đó giáo viên có được nghỉ bù không?

     Để giải quyết vấn đề giáo viên có được nghỉ bù khi nghỉ sinh trùng với nghỉ hè không Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành công văn số 1125/NGCBQLGD 2017 trong đó có quy định:

  • Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
  • Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
  • Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

     Như vậy, theo quy định trên trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên sẽ được sắp xếp nghỉ bù.

    Lúc này, thời gian nghỉ bù của giáo viên nữ sẽ được tính bằng thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019

  • 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên hoặc là người khuyết tật;
  • 16 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt;

     Ngoài ra, người lao động làm việc cứ đủ 5 năm cho một người lao động thì sẽ có số ngày nghỉ hàng năm theo quy định trên tăng thêm tương ứng 01 ngày.

     Trong trường hợp cơ sở giảng dạy không bố trí được thời gian nghỉ bù, giáo viên sẽ được chi trả tiền nghỉ hàng năm thay cho thời gian nghỉ bù.

     Như vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì sau khi nghỉ đủ 6 tháng theo chế độ thai sản thì còn được bố trí nghỉ bù tối đa 16 ngày làm việc hoặc hơn tương ứng với số năm làm việc tại trường. Trường hợp nhà trường không thể sắp xếp được giáo viên dạy thay bạn thì bạn sẽ được thay toán tiền nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật.

    Do đó, trường hợp của bạn nếu có thời gian 2 tháng nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè thì sẽ không được bố trí nghỉ bù thêm hai tháng mà sẽ được bố trí nghỉ bù tối đa là 16 ngày nghỉ khác hoặc hơn tương ứng với số năm làm việc của bạn tại trường hoặc được thanh toán tiền nghỉ hằng năm cho những ngày nghỉ đó trong trường hợp trường bạn không bố trí được ngày nghỉ bù. 

thời gian hưởng chế độ khi sinh con

4. Tình huống tham khảo
Nghỉ thai sản trùng với tết âm lịch có được nghỉ bù không?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể:

     Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

     Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

     Còn tại Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ Tết âm lịch sẽ không được nghỉ bù cho những ngày nghỉ trùng đó.

5. Câu hỏi thường gặp: Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là Bộ luật lao động năm 2019, giáo viên sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng. Đối với sinh đôi, bắt đầu từ đứa thứ hai, sẽ có hơn một tháng nghỉ phép. Vì vậy, giáo viên được nghỉ trước và sau khi sinh con hoặc chỉ nghỉ sau khi sinh con để đảm bảo sức khỏe. Thời gian nghỉ trước sinh lâu nhất là 2 tháng. Khi đó, nhiều người thắc mắc thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con thì giáo viên có được trả tiền lương không. Vấn đề này được pháp luật quy định như sau:

    Điều 168 Luật Lao động năm 2019 quy định: Trong thời gian người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc, người sử dụng lao động không phải trả tiền lương cho người lao động.

     Do đó, trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động sẽ không được trả lương, trừ trường hợp xin việc làm trước theo quy định tại Điều 139 Luật Lao động năm 2019. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương ngày công do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về thời gian hưởng chế độ khi sinh con. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Bài viết tham khảo khác:

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178