• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bạn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận 2+ tại trường Cao Đẳng Nghề Thủ Thiêm, 145 Lê Văn Thịnh, ..

  • Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2 và bảo hiểm xã hội quận 2
  • bảo hiểm thất nghiệp quận 2
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP QUẬN 2

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2 và bảo hiểm xã hội quận 2 như:  Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2, nơi đăng ký bảo hiểm xã hội quận 2, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội là gì đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2 và bảo hiểm xã hội quận 2

Căn cứ pháp lý:

1. Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

     Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định về định nghĩa bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 3. Giải thích từ ngữ  Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: [...] 4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

     Theo đó có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp chính là một chế độ được áp dụng với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi họ bị mất việc làm sẽ được chi trả một khoản tiền là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập do bị mất việc, ngoài ra còn được hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trong thời gian nghỉ việc.

     Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định có thể hiểu:  "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."

2. Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2

     Hiện nay hàng năm, có đến hàng chục nghìn công nhân viên chức bị cho nghỉ việc do vòng xoáy kinh tế và sự thay đổi liên tục về nhân sự của các doanh nghiệp. Thực trạng này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy đặc biệt là vấn đề tài chính của người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp xuất hiện như một cứu cánh, giúp người lao động có được khoản hỗ trợ cần thiết trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

    Bảo hiểm thất nghiệp có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là công cụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội mà còn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất.

a. Những lưu ý khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận 2:

- Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thì người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Các trường hợp không được hưởng trự cấp thất nghiệp bao gồm:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b. Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2

     Theo quy định tại Luật việc làm, người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các chi nhánh gần nhất.

     Hiện nay, tại quận 2 chưa có trụ sở của Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh cũng như các chi nhánh tiếp nhận hồ sơ. Do đó, người lao động có thể nộp hồ sơ theo một trong các địa chỉ sau đây:

  • Phòng bảo hiểm thất nghiệp địa chỉ: số 106/14D Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh;
  • Cơ sở 2-Củ Chi địa chỉ: số 108 đường Phạm Thị Lòng (đường 458 cũ), Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi;
  • Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 địa chỉ:  số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4;
  • Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 địa chỉ:  số 296 Lưu Hữu Phước, 
  • Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức địa chỉ: số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức;
  • Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12;
  • Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình;

bảo hiểm thất nghiệp quận 2

3. Nơi đăng ký bảo hiểm xã hội quận 2

     Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2008 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006; trong đó có các nội dung quy định về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng các chế độ BHXH tự nguyện.

3.1 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.

-  Không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

3.2 Mức đóng BHXH tự nguyện

     Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

     Cụ thể, mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

     Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg quy định:

Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2010-2020

1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

     Như vậy, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức thấp nhất bằng 22% x 700.000 = 156.000 đồng/tháng.

     Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Mức lương cơ sở

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.

     Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức cao nhất là 22% x 26.000.000 = 5.720.000 đồng/tháng.

     Ở quận 2, người lao động có thể nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận 2 để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại 400 Đồng Văn Cống, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028 3743 0056.

4. Hỏi đáp về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 2 và bảo hiểm xã hội quận 2:

Câu hỏi 1: Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào?

     Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng

Câu hỏi 2: Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao lâu? 

     Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là 10-15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

Câu hỏi 3: Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội có phải nộp ở nơi có hộ khẩu không?

  • Khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được lựa chọn nơi nộp hồ sơ không phụ thuộc vào nơi cư trú.
  • Đối với hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, người lao động phải nộp tại nơi tạm trú hoặc nơi có hộ khẩu thường trú.

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp quận 2:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về bảo hiểm thất nghiệp quận 2 mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về bảo hiểm thất nghiệp quận 2. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178