Đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay có được không?
10:19 09/10/2023
Đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay có được không? vui lòng tham khảo bài viết để hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này:
- Đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay có được không?
- đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua hình thức giấy viết tay và không được công chứng, chứng thực. Vậy có được đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay không? Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
1. Bán đất ruộng bằng giấy tay có được không?
Tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Ngoài ra Bộ luật dân sự cũng quy định điều kiện có hiểu lực của giao dịch dân sự như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, đối với những giao dịch về đất đai, ngoài các điều kiện về mặt chủ thể, mục đích và nội dung thì hình thức của giao dịch là điều kiện để giao dịch đó có hiệu lực. Do vậy, trong trường hợp này của bạn, giấy tờ chuyển nhượng đất ruộng viết tay và không có công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Làm thế nào để đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay?
Để đòi lại được đất ruộng đã bán bằng giấy viết tay, thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 BLDS 2015, trong đó có quy định như sau:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị tuyên bố vô hiệu, hai bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận và nếu có gây thiệt hại thì bên có lỗi phải bồi thường cho bên kia.
3. Các trường hợp có quyền đòi lại đất mua bán bằng giấy viết tay
- Do không đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai về điều kiện của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
- Do bán đất khi chưa có sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT
- Do vợ chồng tự ý chuyển nhượng nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Đòi lại khi hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực và các bên chưa thực hiện xong 2/3 nghĩa vụ giao dịch.
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, nếu hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng đó không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa là, chỉ có quyền đòi lại nếu một bên hoặc các bên chưa thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Trường hợp đất đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã trả ít nhất 2/3 số tiền theo thỏa thuận thì không yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức để lấy lại đất.
4. Hỏi đáp về đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay.
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay? Tôi cảm ơn!
Theo quy định tại các Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp mà người dân có thể nộp 01 bộ hồ sơ tại một trong các cơ quan được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ gồm:
- UBND cấp xã nơi có đất
- Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh (đối với địa phương đã có Bộ phận một cửa).
- Thời gian giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay
- Thời gian thực hiện thủ tục:
- Không quá 30 ngày.
- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện không quá 40 ngày.
- Thời gian theo quy định trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có sổ đỏ được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đủ:
- Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử
- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng - Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).
- Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
- Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Câu hỏi 3: Luật sư cho tôi hỏi: Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai ở Uỷ ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Bài viết tham khảo:
- Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh
- Thời hạn của hợp đồng mua bán đất công chứng là bao lâu?
- Mức phạt chậm sang tên sổ đỏ khi mua bán đất là bao nhiêu?
Mọi thắc mắc liên quan đến đòi lại đất ruộng đã bán bằng giấy tay xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006500
Luật toàn quốc xin chân thành cảm ơn
Chuyên viên: Hằng