• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đào đất cải tạo đất ruộng có phải xin giấy phép không? Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa là không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa

  • Đào đất cải tạo đất ruộng có phải xin giấy phép không?
  • Đào đất cải tạo đất ruộng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÀO ĐẤT CẢI TẠO ĐẤT RUỘNG

Câu hỏi của bạn:

     Dạ chào luật sư! Mình nhớ đọc đâu đó có luật: Cải tạo đất ruộng dưới 6 tấc thì không cần xin phép, nhưng cải tạo sâu quá 6 tấc cần phải làm giấy phép xin cải tạo. Nhưng giờ mình tìm lại thì không ra. Cho hỏi luật sư là: Có luật nào như vậy không? điều khoản nào? Mong nhận được sự hồi đáp sớm từ luật sư, em xin chân thành cảm ơn ạ.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn đào đất cải tạo đất ruộng

     Điều 9 Luật đất đai có quy định:

     “Điều 9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai

     Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

     1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

     2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

     3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.” [caption id="attachment_99578" align="aligncenter" width="450"]Đào đất cải tạo đất ruộng Đào đất cải tạo đất ruộng[/caption]

     Điều 6 nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

     “Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

     1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

     2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

     3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

     4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

     a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

     b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

     c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

     d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

     6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

     a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

     b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.”

     Việc đào lớp đất mặt là lớp đất giàu dinh dưỡng, màu mỡ có thể làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa theo quy định tại khoản 7 điều 3 Nghị định 35/2014/NĐ-CP:

     “7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng được lúa.”

     Như vậy, hành vi đào lớp đất mặt có thể là hành vi hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. UBND xã có trách nhiệm phát hiện những hành vi đó để xử lý kịp thời.

     Nếu bạn muốn đào đất cải tạo đất ruộng, bạn phải thông báo với xã biết về hành vi đó. Không có quy định việc cải tạo đất đào sâu bao nhiêu mét phải xin giấy phép cải tạo. Nếu có chính sách cải tạo đất sẽ tùy theo quy định của UBND cấp tỉnh. Vì vậy, để biết rõ quy định của địa phương bạn nên đến UBND cấp xã để hỏi và thông báo với xã về việc muốn đào lớp đất mặt

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về đào đất cải tạo đất ruộng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178