• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đăng ký biến động đất đai của tổ chức sử dụng đất hiện nay quy định cụ thể theo Luật Đất Đai 2013, và Nghị định 43/2014/NĐ-CP

  • Đăng ký biến động đất đai của tổ chức sử dụng đất hiện nay
  • Đăng ký biến động đất đai của tổ chức
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA TỔ CHỨC

Câu hỏi về đăng ký biến động đất đai của tổ chức

      Xin chào Luật Toàn Quốc

     Hôm trước tôi có gọi điện đến Tổng đài 1900 6500  đặt câu hỏi về vấn đề mình còn vướng mắc nhưng chưa nhận được câu trả lời. Hôm nay tôi gửi mail xin được giải đáp thắc mắc sau đây:

     Công ty TNHH A được UBND tỉnh cho thuê đất thời hạn 50 năm và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2008 với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy là đất trồng rừng sản xuất. Ngày 04/4/2019, Công ty tiến hành trồng cây keo trên một phần diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận. Ngày 05/4/2019, Công ty đề nghị đo đạc và chứng nhận quyền sở hữu tài sản là rừng trồng sản xuất vào Giấy chứng nhận đã được cấp (cây 1 ngày tuổi). Xin hỏi Luật toàn quốc là trường hợp này có được chứng nhận quyền sở hữu không? Căn cứ pháp lý?

      Phía Văn phòng Đăng ký đất đai chúng tôi lo ngại rằng với thời gian trồng chỉ là 1 ngày tuổi thì lượng cây đó có sống và phát triển hay không, việc chứng nhận quyền sở hữu có đúng quy định hay không?

Xin Luật Toàn Quốc giải đáp giúp.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về đăng ký biến động đất đai của tổ chức

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đăng ký biến động đất đai của tổ chức

2. Nội dung tư vấn về đăng ký biến động đất đai của tổ chức.

     Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu và thống nhất quản lý. Lĩnh vực đất đai khá là rộng và vô cùng phức tạp, vì thế những quy định của pháp luật về sở hữu đất đai cũng tương tự như vậy. Đất có rất nhiều mục đích để sử dụng, tương ứng với từng mục đích sử dụng đất nhà nước sẽ tiến hành giao đất cho đối tượng người sử dụng đất phù hợp. Vì thế, người sử dụng đất muốn sử dụng đất với mục đích phù hợp cần được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định pháp luật, cũng như với tài sản gắn liền với đất, kể cả những thay đổi trên đất. Theo đó đối với đất trồng rừng sản xuất khi có thay đổi về tài sản gắn liền với đất rừng sản xuất phải thực hiện đăng ký theo đúng trình tự thủ tục quy định. Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến việc thay đổi tài sản gắn liền với đất rừng sản xuất.

     Quy định đăng ký biến động đất đai như sau:

2.1. Điều kiện đăng ký biến động đất đai của tổ chức.

     Tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2015 quy định về các trường hợp đăng ký biến động đất đai đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi:

     

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

     Trong trường hợp công ty TNHH A được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2008, đến tháng 4/2019 có sự thay đổi trên một phần diện tích đất mà công ty đã được cấp Giấy chứng nhận ở đây là công ty trồng cây keo lên phần diện tích đất này. Cây keo trồng trên diện tích đất của công ty TNHH A được coi là tài sản gắn liền với đất, và để sử dụng hợp pháp thì chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký. 

     Ở đây trường hợp của Công ty TNHH A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

Điều 34. Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm Chủ sở hữu cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy tờ đó;

     Thế nên công ty TNHH A tiến hành đăng ký biến động đất đai khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của pháp luật.

     Như vậy về phía Văn phòng đăng ký đất đai không thể từ chối đề nghị đăng ký biến động đất đai của công ty TNHH A đối với số lượng cây keo trên phần diện tích đất của họ. [caption id="attachment_171000" align="aligncenter" width="445"] Đăng ký biến động đất đai của tổ chức[/caption]

2.2. Bất cập khi tiến hành đăng ký biến động đất đai của tổ chức.

     Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.  

     Đối với trường hợp trên cây keo thuộc giống cây lâu năm được trồng từ ngày 04/04/2019, nghĩa là mới chỉ có 1 ngày tuổi. Số cây trồng ấy trên phần diện tích của công ty TNHH A không thể đảm bảo được tỷ lệ sống cũng như phát triển 100% ngay từ thời điểm trồng được. Chính vì vậy khi đăng ký biến động đất đai để cấp Giấy chứng nhận với số tài sản là số cây kia thì chắc chắn không thể tránh khỏi những bất cập, rằng sau một thời gian khi cây lớn công ty TNHH A sẽ lại phải tiến hành đăng ký biến động đất đai tại thời điểm cấp một lần nữa đối với tài sản trên đất kia.

  Vì vậy mà Văn phòng đăng ký đất đai có thể đề nghị công ty THHH A tiến hành đăng ký biến động đất đai khi số cây keo trồng được kia sống và phát triển khỏe mạnh.     =>>> Quý khách hàng có thể tham khảo >> Tải mẫu đơn đăng ký biến động đất đai theo đường link này

     Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn chi tiết về đăng ký biến động đất đai của tổ chức quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

                                                                                                                       Chuyên viên: Phạm Phương    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500