Công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
09:12 05/10/2017
Tôi đi làm tại công cũ từ tháng 7/2014 tới tháng 5/2016 thì tôi nghỉ việc. Công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào? [...]
- Công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
- Công ty không trả tiền giữ bằng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Tôi đi làm tại công ty cũ từ tháng 7/2014 tới tháng 5/2016 thì tôi nghỉ việc. Trong thời gian nghỉ việc công ty chưa có thanh toán tiền “quyết toán” , “tiền giữ bằng” và cũng chưa trả tôi sổ bảo hiểm.“quyết toán” : công ty giữ lại 20% tổng thu nhập/ tháng, và 03 tháng thanh toán 1 lần. Nhưng vẫn chưa thanh toán cho tới thời điểm này. “Tiền giữ bằng” : nếu ai không nộp bằng gốc sẽ bị giữ lại 300.000 vnđ – 500.000 vnđ và sẽ thanh toán khi nghỉ việc. Số năm tôi đi làm là 2 năm nhưng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi công ty không trả tiền giữ bằng tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội;
Nội dung tư vấn về công ty không trả tiền giữ bằng:
1. Công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?
Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động."
Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội quy định:
"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hai bên phải thanh toán các khoản có liên quan như: trả sổ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động giữ,... Trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. Ngoài ra đối với các trường hợp người sử dụng lao động giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hay buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản để thực hiện hợp đồng thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Như thông tin bạn trình bày, bạn đã nghỉ việc từ tháng 05/2016 nhưng đến nay công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội, tiền quyết toán, tiền giữ bằng cho bạn. Hàng tháng công ty bạn giữ lại 20% lương sau đó sẽ trả lại số tiền đó sau 3 tháng; mỗi tháng công ty giữ của bạn 300.000 đồng đến 500.000 đồng do bạn không nộp bằng gốc. Từ năm 2016 đến nay bạn đã nhiều lần liên hệ với công ty nhưng công ty vẫn chưa trả lại cho bạn. Trường hợp công ty không thực hiện bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến công đoàn cơ sở hoặc Phòng lao động - Thương binh xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết. Ngoài ra, đối với công ty có hành vi giữ giấy tờ tùy thân, giữ lương của người lao động, công ty có hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. [caption id="attachment_54849" align="aligncenter" width="450"] Công ty không trả tiền giữ bằng[/caption]
2. Thủ tục hòa giải lao động khi công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội
Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."
Theo quy định pháp luật, các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua hòa giải viên lao động trừ những trường hợp trên. Trường hợp của bạn là tranh chấp lao động cá nhân về việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội và tiền quyết toán mà công ty giữ của bạn. Trước hết bạn nộp đơn khiếu nại đến công đoàn cơ sở để được giải quyết. Nếu bên công đoàn không giải quyết thì bạn có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động được quy định:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Phòng Lao động-thương binh và xã hội cấp huyện.
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Để được tư vấn về công ty không trả tiền giữ bằng và sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.