Có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đã có bảo hiểm khác không ?
22:50 02/01/2018
Có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đã có bảo hiểm khác không ?Việc này phải xét xem bạn có thuộc đối tượng của nhóm bảo hiểm y tế không và mức độ ưu tiên...
- Có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đã có bảo hiểm khác không ?
- tham gia bảo hiểm y tế
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Câu hỏi của bạn:
Xin chào
Hiện tại tôi được cấp bảo hiểm trong 5 năm do được hưởng vùng bãi ngang. Sau đó tôi bắt đầu làm việc tại trường học, tôi có phải đóng lại bảo hiểm theo trường không, và nếu đóng lại vậy tôi được lợi gì hơn không hay vẫn hưỡng mức bảo hiểm như cũ ?
Xin cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn tham gia bảo hiểm y tế
1. Quy định của pháp luật về đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế
Hướng dẫn về đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế quy định:
" 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;..."
Bạn đang sống tại khu vực xã bãi ngang ven biển đang là những vùng đang có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do đó bạn thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, và do ngân sách nhà nước đóng.
Bạn sắp làm việc tại trường học tuy nhiên bạn chưa nói rõ tính chất việc làm đó như thế nào, tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên, hoặc làm cán bộ, công chức, viên chức thì bạn thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Bạn phải tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng nào ?
Trường hợp của bạn thuộc vào trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau, quy định về việc tham gia bảo hiểm y tế đối với trường hợp này Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế quy định:
" Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này."
Như vậy đối chiếu với quy định của pháp luật, nếu bạn làm việc trong trường học thuộc các trường hợp phải tham gia bảo hiểm y tế thì bạn phải tham gia bảo hiểm y tế khi là người lao động trong trường học mà sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm theo xã bãi ngang do lao động làm việc trong trường học đối với trường hợp của bạn sẽ được ưu tiên hơn. [caption id="attachment_68320" align="aligncenter" width="502"] tham gia bảo hiểm y tế[/caption]
3. Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế ?
Mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế được quy định ở Điều 22 Luật bảo hiểm y tế như sau:
" 1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này...
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
c) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020;...
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Căn cứ vào quy định như trên ta thấy, trong mỗi trường hợp có sự khác nhau về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trường hợp tham gia bảo hiểm y tế theo lao động hay theo trường hợp xã bãi ngang. Việc tham gia bảo hiểm y tế mang lại cho người lao động nhiều lợi ích, tuy nhiên đối với trường hợp của bạn phải căn cứ vào trường hợp cụ thể mới được xác định được lợi ích của hai loại bảo hiểm này khác nhau như thế nào, song về cơ bản mức độ chênh lệch mức hưởng giữa hai loại bảo hiểm này là không đáng kể. Tuy nhiên, trường hợp của bạn có thể có hai trường hợp xảy ra như sau:
Thứ 1: Nếu thẻ bảo hiểm y tế bãi ngang và thẻ y tế ở trường học cùng có hiệu lực thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao hơn, ở đây thẻ bảo hiểm y tế bãi ngang sẽ có quyền lợi cao hơn.
Thứ 2: Nếu mua thẻ bảo hiểm y tế ở trường học rồi và thẻ bảo hiểm bãi ngang bị hủy thì hưởng theo thẻ bảo hiểm mua ở trường học.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nội dung có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đã có một bảo hiểm khác rồi không ?Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.