Có đăng ký mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú được không?
11:26 18/07/2019
Mua BHYT ở nơi tạm trú chỉ được xác định trong trường hợp khi mà bạn có sổ tạm trú. Nếu chỉ có giáy tạm trú thì bạn sẽ không được mua tại nơi tạm trú.
- Có đăng ký mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú được không?
- Mua BHYT ở nơi tạm trú
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Mua BHYT ở nơi tạm trú
Câu hỏi của bạn về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú:
Mình đang tạm trú tại thành phố Vinh.
Mong nhận được câu trả lời của Luật sư
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú như sau:
1. Cơ sở pháp lý về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú:
- Luật Bảo hiểm Y tế 2014
- Quyết định 959/QĐ-BHXH Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều cuat Luật Bảo hiểm y tế.
2. Nội dung tư vấn về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú:
Bạn cung cấp thông tin cho chúng tôi là bạn đang tạm trú tại Vinh nhưng chúng tôi không rõ là bạn được cấp sổ tạm trú hay giấy tạm trú. Để thuận tiện nhất cho việc tư vấn, chúng tôi xin đưa ra 2 trường hợp. Nếu có bất kì sai sót gì bạn vui lòng phản hồi lại vào email của chúng tôi: [email protected].2.1. Trường hợp có sổ tạm trú:
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được hiểu như sau:- Hồ sơ khi đi mua bảo hiểm y tế:
- Tờ khai tham gia BHYT;
- Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Danh sách người tham gia BHYT;
- Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ để nộp kèm danh sách đăng ký tham gia BHYT. [caption id="attachment_168282" align="aligncenter" width="444"] Mua BHYT ở nơi tạm trú[/caption]
Như vậy, khi có sổ tạm trú bạn vẫn có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình và Ủy ban nhân dân nơi mà bạn đang tạm trú.
- Mức đóng BHYT theo hộ gia đình:
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên thuộc hộ gia đình được quy định như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở đến ngày 30/6/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng; do vậy, mức tham gia BHYT hộ gia đình (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) sẽ là:
- Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng.
- Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng.
- Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng.
- Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng.
- Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng.
2.2. Trường hợp có giấy tạm trú:
Trong trường hợp mà bạn chỉ có giấy tạm trú thì bạn sẽ không được mua thẻ BHYT ở nơi bạn tạm trú nhé. Bởi vì theo luật thì chỉ khi bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì bạn mới được đăng ký tham gia mua thẻ BHYT tại nơi mình đang sống.
Kết luận:
- Nếu bạn có sổ tạm trú thì bạn sẽ được mua bhyt tại nơi bạn đang tạm trú theo hộ gia đình.
- Nếu bạn không có sổ tạm trú mà chỉ có giấy tạm trú thì không được mua bhyt tại nơi mình đang tạm trú.
Để được tư vấn vấn chi tiết về mua thẻ BHYT ở nơi tạm trú, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Thu Huyền