• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chuyển hóa tội phạm là một trường hợp khá đặc biệt, vấn đề chuyển hóa tội phạm được xác định thông qua hành vi và mục đích của người phạm tội

  • Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản của BLHS
  • Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản

Câu hỏi về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Việc chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản được quy định thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Câu trả lời về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản như sau:

1. Cơ sở pháp lý về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản

2. Nội dung tư vấn về chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc vấn đề là: “chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, trong phạm vi bài viết chúng tôi xin chia thành 2 phần, phần 1 là nêu ra những điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội danh là cướp tài sản và cướp giật tài sản, phần 2 trình bày nguyên tắc chuyển hóa tội danh và kết luận vấn đề, cụ thể như sau:

2.1. Phân biệt cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản và cướp giật tài sản

Tiêu chí Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
Căn cứ pháp lý      Tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015      Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 171 của Bộ luật hình sự năm 2015
Hành vi phạm tội       Đối với tội cướp tài sản thì tội phạm này có thể được thực hiện bằng một trong các hành vi sau đây:
  • Dùng vũ lực,
  • Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
  • Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
     Theo quy định tại điều 171 thì tội cướp giật tài sản có thể được thực hiện bằng bất kỳ hành vi nào.      Tuy nhiên dấu hiệu của tội phạm là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu rồi thực hiện bằng một trong các hành vi như: giằng, giật, vồ, chộp... tài sản và tài sản đó phải đang nằm trong sự quản lý của chủ sỡ hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát      Tóm lại, dấu hiệu hành vi của tội này là nhanh chóng và công khai
Thời điểm hoàn thành của tội phạm      Đối với tội cướp tài sản thì tội phạm được hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện xong hành vi phạm tội      Điều này đồng nghĩa là việc đây là tội có cấu thành hình thức, tội phạm vẫn có thể được hoàn thì khi hậu quả chưa xảy ra      Đối với tội cướp giật tài sản tội phạm sẽ được hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản      Tóm lại đây là tội có cấu thành vật chất, tội phạm chỉ hoàn thành khi hậu quả cảu tội phạm đã xảy ra
Phản ứng của bị hại đối với người phạm tội      Người bị hại trong trường hợp này bị tê liệt về ý trí hoặc thân thể tức là họ đã bị lâm vào tình trạng không thể chống cự được      Bị hại bất ngờ không kịp trở tay
[caption id="attachment_158297" align="aligncenter" width="357"]Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản[/caption]

2.2 Nguyên tắc chuyển hóa tội phạm

     Về nguyên tắc, khi một người thực hiện hành vi cấu thành tội được Bộ Luật hình sự quy định thì sẽ cấu thành tội danh đó. Tuy nhiên, diễn biến hành vi tội phạm không phải lúc nào cũng đồng nhất với hành vi Luật định, mà trong một số trường hợp hành vi diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chính vì vậy, hình thành các quy định về chuyển hóa tội phạm.

     Những quy định về chuyển hóa tội phạm không được quy định cụ thể trong luật, mà được Hội Đồng thẩm phán, TANDTC, VKSNNTC và các cơ quan liên quan đưa ra trong quá trình xét xử tại Nghị quyết số 01/HDTP-NQ năm 1989, cụ thể:

  • Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…
  • Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản…

     Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản… và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm.

  • Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…, và tùy trường hợp mà kết án họ về tội phạm xảy ra trước khi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) và coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (tình tiết định khung hình phạt cao hơn theo các điều 131, 132, 154, 155 BLHS). Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 109 BLHS.

     Như vậy theo quy định trên ta có thể hiểu tội cướp giật tài sản chuyển hoá thành cướp tài sản khi thỏa các dấu hiệu sau: Đang thực hiện hành vi cướp giật tài sản + Bị phát hiện (bị phát hiện tại thời điểm thực hiện hành vi chứ không phải một khoản thời gian sau)+ Người phạm tội dùng vũ lực tấn công nạn nhân (có thể cả người khác) + Nhằm lấy, giữ, chiếm đoạt bằng được tài sản.

     Tóm lại, Chuyển hóa tội phạm là một trườn hợp khá đặc biệt, vấn đề chuyển hóa tội phạm được xác định thông qua hành vi và mục đích của người phạm tội. Theo đó nếu người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhưng bị chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản phát hiện, lúc này người phạm tội có hành vi sử dụng vũ lực để chiếm đoạt được tài sản, trong trường hợp này hành vi phạm tội của người phạm tội sẽ được chuyển hóa thành tội cướp tài sản.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về Chuyển hóa từ tội cướp giật sang tội cướp tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

Chuyển viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178