• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền

  • Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
  • chiếm hữu theo quy định của bộ luật dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHIẾM HỮU

     Quyền chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2015? Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc dưới đây:

Kiến thức của bạn:

     Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Chiếm hữu theo quy định BLDS 2015

     Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

     Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ các trường hợp sau đây được quy định tại các Điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật dân sự:

  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
  • Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
  • Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
  • Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
  • Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
  1. Chiếm hữu theo quy định có căn cứ pháp luật

     Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
  • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
  • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật
  • Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định
[caption id="attachment_38338" align="aligncenter" width="356"]chiếm hữu Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015[/caption]
  1. Các hình thức chiếm hữu theo quy định BLDS 2015
     a. Chiếm hữu ngay tình

     Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.      b. Chiếm hữu không ngay tình

     Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.      c. Chiếm hữu liên tục

     Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.      d. Chiếm hữu công khai

     Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

  1. Bảo vệ việc chiếm hữu theo quy định BLDS 2015

     Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong một số trường hợp đặc biệt

     - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Chiếm hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!  

   Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178